CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Hỏi đáp > Không phát hiện = Không lây truyền > Hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS từ Chiến dịch K=K

Thứ Năm, 25/04/2024 | 02:13:29 GMT+7

Hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS từ Chiến dịch K=K

24/08/2021 | 1491 lượt xem | Minh Thắm

Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai cùng sự hỗ trợ của tổ chức CDC tổ chức sự kiện khởi động Chiến dịch quốc gia “Không phát hiện = Không lây truyền” vào cuối năm 2019, sự kiện đã thu hút sự quan tâm tham gia của gần 300 đại biểu đến từ các Bộ, Ban, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các cơ sở y tế, tổ chức cộng đồng, sinh viên các trường Y tại Hà Nội cùng phóng viên các đơn vị báo chí. Qua 3 năm, đến nay, dấu ấn của Chiến dịch K=K vẫn rất rõ

 
Một người uống thuốc kháng vi rút (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng vi rút ở mức không phát hiện được, thì không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình âm tính”. Tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là “Không phát hiện = Không lây truyền”. Đây là một phát hiện quan trọng cần được truyền thông và quảng bá rộng rãi để giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; có cuộc sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị, tuân thủ điều trị và xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Bằng chứng khoa học trên cũng giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Chiến dịch truyền thông K=K nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung, người nhiễm HIV và người cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS về nội dung và ý nghĩa của thông điệp: Không phát hiện = Không lây truyền. Từ đó làm thay đổi quan niệm nhiễm HIV không còn là bệnh vô phương cứu chữa mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và điều trị được.
Tại Việt Nam, thông điệp K=K đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ y tế ủng hộ với các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Hoa Kỳ và UNAIDS cũng như sự đồng thuận rộng rãi và ngày càng tăng trên toàn cầu, theo đó nếu người nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục để đạt được và duy trì tải lượng vi-rút ở mức không phát hiện được (dưới 200 bản sao/ml máu) thì sẽ không làm lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình âm tính. Việt Nam là nước đầu tiên trong các nước PEPFAR ban hành Công văn số hướng dẫn thực hiện truyền thông về “Không phát hiện = Không lây truyền” trên toàn quốc.
Các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao: “Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế vi rút HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. Điều này khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng vi rút cho những người có HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay còn gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này có thể ngăn chặn được sự lây truyền của HIV”.
Hiện nay cả nước có gần 159.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K để mở rộng độ bao phủ điều trị. Chiến dịch quốc gia K=K cùng với các tài liệu truyền thông, sự kiện cộng đồng, các hoạt động truyền thông xã hội từ đó lồng ghép thông điệp K= K vào điều trị ARV là dự phòng trong chiến lược phòng, chống HIV/AIDS đã mang lại hiệu quả rõ rệt.  Hệ thống các CSĐT HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng nhanh chóng để mở rộng độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài. Hiện tại có 478 phòng OPC trên toàn quốc, trong đó ngoài phòng OPC tại cơ sở y tế còn có cơ sở điều trị ARV tại trại giam; trung tâm 06, cơ sở tôn giáo và một số phòng khám tư nhân. Số lượng BN được điều trị tăng nhanh qua các năm. Nhiều mô hình điều trị đã được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả điều trị như mô hình kết hợp vừa điều trị thuốc kháng HIV, vừa điều trị MMT, điều trị phối hợp Lao/HIV, xét nghiệm và điều trị, cung cấp các can thiệp dự phòng tại CSĐT HIV; Mô hình Treatment 2.0; Điều trị nhanh, điều trị trong ngày và cấp phát thuốc nhiều tháng; Mô hình điều trị cho cặp bạn tình dị nhiễm. 
Kết quả theo dõi chất lượng điều trị cho thấy: Tỷ lệ tuân thủ ARV sau 12 tháng là 88%. Tải lượng vi rút  dưới ngưỡng ức chế (<1000):> 96% (VN là 1 trong 4 nước gồm Đức, Thụy Sĩ, Anh đạt chỉ tiêu này trên toàn cầu).