CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin địa phương > Bình Dương tổ chức tập huấn về giảm kỳ thị và phân biệt đối ...

Thứ Sáu, 19/04/2024 | 06:24:10 GMT+7

Bình Dương tổ chức tập huấn về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại cơ sở y tế cho trung tâm Y tế Thủ Dầu Một

12/07/2020 | 816 lượt xem

Nhằm triển khai các hoạt động về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại cơ sở y tế các chuyên gia đến từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Dương tổ chức tập huấn về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong cơ sở y tế cho trung tâm Y tế Thủ dầu Một

Tham dự khóa tập huấn có hơn 20 học viên, đến từ trung tâm y tế trung tâm Y tế thủ Dầu Một.
Giảng viên của lớp tập huấn lần này là chuyên gia đến từ HAIVN, CDC Việt Nam; các chuyên gia, các giảng viên có kinh nghiệm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

 10-7-bd-sd-1-.jpg


Tham dự và phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Bác sĩ Nguyễn Kiều Uyên, Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh Bình Dương thể hiện sự quyết tâm triển khai các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử tại cơ sở y tế tại tỉnh Bình Dương. Thực tế, cho dù đã trải qua hơn 20 năm phòng, chống AIDS với rất nhiều nỗ lực, HIV vẫn còn là một trong những vấn đề y tế công cộng nhức nhối nhất tại Việt Nam. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn liên quan đến thái độ của xã hội đối với người nhiễm HIV. Kỳ thị và phân biệt đối xử đang tiếp tục cản trở khiến những nhóm dân dễ bị tổn thương không được hưởng các quyền cơ bản về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, đồng thời cản trở bước tiến của những hoạt động phòng, chống HIV. Kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người nhiễm HIV hoặc những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, mà còn tiếp tay cho HIV âm thầm lây lan trong cộng đồng. Những người nhiễm HIV e sợ thái độ kỳ thị hoặc bị phân biệt đối xử sẽ tránh né xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Sợ hãi không dám xét nghiệm HIV đồng nghĩa với việc họ có thể vô tình làm lây lan HIV sang người thân hoặc những người khác trong cộng đồng.
Trong thời gian 3 ngày (từ 9-10/7/2020), các học viên đã được các giảng viên chia sẻ về thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế Việt Nam: Từ chính sách đến thực tế; Chỉ thị của Bộ Y tế về tăng cường giảm KT-PBĐX trong cơ sở y tế và Hướng dẫn triển khai các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại cơ sở y tế; kết quả và kinh nghiệm triển khai dự án thí điểm giảm KT-PBĐX tại TP.HCM và đại diện Mạng lưới VNP+ phía Nam chia sẻ về sự cần thiết của giảm KT-PBĐX và vai trò của người nhiễm trong các can thiệp giảm KT-PBĐX.
Sau đó, các học viên được truyền đạt về phương pháp giảng dạy tích cực và các học viên sẽ chia theo nhóm nhận chuyên đề, biên soạn giáo trình và thực hành giảng dạy với sự tham gia, góp ý của thành viên lớp và các Giảng viên.


 
Ths.Bs Đỗ Hữu Thủy chia sẻ Chỉ thị 10/CT-BYT và hướng dẫn triển khai giảm KTPBĐX tại lớp tập huấn
 
Bs. Nguyễn Thanh Liêm, tổ chức HAIVN trình bày thông điệp Không phát hiện bằng không lây truyền
 
Bs. Vương Thế Linh trình bày kế hoạch triển khai hoạt động Giảm KTPBĐX tại tỉnh Bình Dương

 
Học viên tham gia thảo luận tại tập huấn

 
Toàn cảnh Tập huấn

H Phong