CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tài liệu truyền thông

Thứ Năm, 21/11/2024 | 16:30:09 GMT+7

Dự kiến triển khai Thí điểm dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV (PrEP)

10/05/2021 | 1109 lượt xem

Đó là chia sẻ của PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục Trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Dự kiến triển khai Thí điểm dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV (PrEP)

Thưa PGS.TS, Xin hỏi cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động lưu động cho PrEP?
TL: Một loạt các cơ sở pháp lý để triển khai PrEP là hàng loạt các văn bản mới được ban hành như:
    - Luật số 71/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
    - Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;
    - Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;
     - Quyết định số 5154/QĐ-BYT ngày 11/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021 - 2025;
    - Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/08/2014 của Bộ Y tế về việc khám chữa bệnh nhân đạo;
    - Công văn số 133/AIDS-ĐT ngày 12/03/2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về việc hướng dẫn điều trị PrEP.
Vậy nguyên tắc để thực hiện thí điểm PrEP lưu động là như nào thưa bà ?
Trước hết về khái niệm của PrEP Lưu động chúng ta xác định là dịch vụ y tế nhân đạo và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV, được thực hiện tại các địa điểm bên ngoài cơ sở y tế  phù hợp với khách hàng hoặc tại một nơi thuận lợi với một nhóm khách hàng mà do hoàn cảnh hoặc lý do nào đó họ không tiếp cận được với dịch vụ điều trị PrEP tại các cơ sở y tế.
Thứ hai là Nguyên tắc thực hiện là Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động là cơ sở y tế đã được cấp phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.     Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động cần xây dựng kế hoạch về điều trị PrEP lưu động và được Sở Y tế đồng ý bằng văn bản. Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động phải bảo mật thông tin của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời Điều trị PrEP lưu động được cung cấp dựa trên sự tự nguyện tham gia của khách hàng và hoàn toàn miễn phí bao gồm cả thuốc ARV. Cung cấp điều trị PrEP lưu động  cần có sự phối hợp xuyên suốt trước, trong và sau đợt lưu động giữa cơ sở y tế cung cấp dịch vụ lưu động, các nhóm hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.
Vậy dự kiến và hình thức và địa điểm thực hiện tại đâu thưa bà?
TL: Dự kiến Cơ sở y tế lựa chọn địa điểm cung cấp điều trị PrEP lưu động phù hợp với đối tượng khách hàng đích, có thể là: (1) Phòng y tế tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp dậy nghề; (2) Phòng y tế tại khu công nghiệp, khu chế xuất; (3) Phòng  y tế của trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; (4) Các sự kiện truyền thông hoặc nơi tập trung nhiều người có nguy cơ cao có thể phù hợp để cung cấp dịch vụ PrEP tại chỗ; (5) Các cơ sở dịch vụ giải trí, nhà riêng hoặc các địa điểm khác phù hợp với đối tượng nguy cơ cao nhiễm HIV cần điều trị PrEP.
Để triển khai PrEP lưu động cần chuẩn bị hay điều kiện gì không thưa bà ?
TL: Chúng ta cần chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân sự và trang thiết bị y tế, thuốc và phạm vi hoạt động chuyên môn của cung cấp điều trị PrEP lưu động như là quy định về khám chữa bệnh nhân đạo. Thứ nhất về Điều kiện về cơ sở vật chất
Cần có không gian cho khám bệnh, tư vấn, xét nghiệm và cấp phát thuốc trong điều trị PrEP; Bảo đảm các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; Bảo đảm các điều kiện về riêng tư và bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật; Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện phục vụ khám và điều trị PrEP. Thứ hai về Điều kiện về nhân sự Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đội khám và điều trị PrEP lưu động phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật và phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề phù hợp với điều trị PrEP. Các thành viên khác của đội khám và điều trị PrEP lưu động phải có chứng chỉ hành nghề. Thứ ba là về Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc như Nhóm lưu động phải có đủ trang thiết bị và hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn về điều trị PrEP; Trang thiết bị phục vụ điều trị PrEP lưu động phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thuốc ARV để phục vụ điều trị PrEP phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
Vâng xin cảm ơn PGS.TS Phan Thị Thu Hương về cuộc trò chuyện hôm nay