Trong thời đại ngày nay, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chăm sóc y tế toàn cầu. Một trong những đóng góp đáng kể nhất đến lĩnh vực này chính là OpenMRS, (viết tắt của Open Medical Record System - Hệ thống Quản lý hồ sơ bệnh nhân mở). Được thành lập từ năm 2004, OpenMRS đã trở thành một trong những dự án quan trọng trong lĩnh vực y tế toàn cầu.
OpenMRS sử dụng các công nghệ lập trình hiện đại như Java, Spring Framework, Hibernate ORM, và RESTful API để tạo nên một nền tảng mạnh mẽ và linh hoạt. Điều này giúp OpenMRS đáp ứng mọi nhu cầu đặc biệt của các tổ chức y tế và cung cấp một giao diện người dùng thân thiện với HTML, CSS và JavaScript. Một trong những điểm độc đáo của OpenMRS là khả năng tùy chỉnh cao, đáp ứng linh hoạt với môi trường y tế đặc biệt mà OpenMRS được ứng dụng. Sự hỗ trợ cho RESTful API cũng làm cho OpenMRS dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết và chia sẻ dữ liệu trong cộng đồng y tế. Các mô đun của OpenRMS cho phép mở rộng chức năng của hệ thống mà không làm ảnh hưởng đến những người khác, giúp tối ưu hóa hiệu suất và tính khả dụng.
Trái tim của OpenMRS là một từ điển khái niệm. Từ điển này, tương tự như từ điển thông thường, định nghĩa tất cả các khái niệm y tế duy nhất (cả câu hỏi và câu trả lời) được sử dụng trong toàn bộ hệ thống. Bằng cách sử dụng sự kết hợp giữa câu hỏi và câu trả lời, chúng ta có thể định nghĩa các quan sát (dữ liệu có thể quan sát được) cũng như các biểu mẫu thu thập nhiều quan sát trong một lượt kiểm tra duy nhất. Từ điển khái niệm có khả năng linh hoạt cao, cho phép tổ chức y tế tùy chỉnh và thêm mới các khái niệm mà không cần sự can thiệp sâu rộng vào cấu trúc hệ thống.
Mô hình kiến trúc OpenMRS
Cộng đồng OpenMRS là một điểm đặc biệt của dự án này. Bất kỳ ai, từ nhà phát triển phần mềm cho đến các chuyên gia y tế, đều có thể tham gia vào việc phát triển và cải thiện hệ thống. Sự tích cực và sự chia sẻ kiến thức đã tạo nên một cộng đồng đa dạng và sáng tạo, đóng góp đầy đủ vào việc làm cho OpenMRS trở nên mạnh mẽ và linh hoạt.
OpenMRS hiện đang được sử dụng trong các phòng khám ở nhiều nước trên thế giới, như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Nam Phi, Zimbabwe, Rwanda, Senegal, Nam Phi, Tanzania và nhiều quốc gia khác. OpenMRS được hỗ trợ bởi cá nhân, tổ chức, các nhóm viện trợ chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, cũng như các công ty kinh doanh.
OpenMRS với khả năng tích hợp dữ liệu đa dạng, tuỳ chỉnh linh hoạt giúp các phòng khám có thể dễ dàng điều chỉnh hệ thống để đáp ứng các nhu cầu và quy trình làm việc cụ thể tại từng phòng khám. Tại Việt Nam, OpenMRS đã và đang được áp dụng để hỗ trợ quản lý chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 cho đến nay, với tên viết tắt là eClinica. Phần mềm eClinica đang được sử dụng tại hơn 30 phòng khám chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được đón nhận tích cực bởi người sử dụng. Đây chính là một trong vấn đề của Công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin: Kết nối hệ thống HIVINFO trong quản lý giám sát ca bệnh HIV còn chưa đồng bộ. Việc chuẩn định dạng dữ liệu đầu ra trong khám chữa bệnh HIV theo quyết định số 130/QĐ-BYT và Quyết định số 4750/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với khám chữa bệnh HIV gặp nhiều khó khăn do chưa đồng bộ giữa các trường thông tin trong bệnh án ngoại trú và phần mềm khám chữa bệnh của các cơ sở y tế.
Công tác điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV được triển khai tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 và đang được mở rộng nhanh chóng. Triển khai thực hiện điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV, với hoạt động điều trị ARV trong ngày (trong vòng 24 giờ kể từ khi người nhiễm HIV có kết quả khẳng định HIV dương tính) và điều trị ARV nhanh (trong vòng 7 ngày kể từ khi người nhiễm HIV có kết quả khẳng định HIV dương tính) giúp người bệnh nhanh chóng ức chế vi rút HIV, giảm tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng và quản lý tốt người bệnh.
Mạng lưới điều trị HIV/AIDS được triển khai rộng khắp toàn quốc, từ TW đến các địa phương, chủ yếu ở các cơ sở y tế của Nhà nước. Trên 80% cơ sở điều trị HIV hiện đang được triển khai tại trung tâm y tế/bệnh viện huyện; 98% các cơ sở điều trị HIV hiện nay là các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Đồng thời mở rộng các cơ sở điều trị HIV/AIDS đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ khám, điều trị người nhiễm HIV. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục kết nối với CSĐT tại cộng đồng điều trị ARV cho người nhiễm HIV đang được quản lý trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, các cơ sở cai nghiện, chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội (cơ sở quản lý) đảm bảo duy trì điều trị ARV liên tục. Người nhiễm HIV hiện đang được điều trị ARV tại các 522 cơ sở y tế ngoài cộng đồng, trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Một số cơ sở điều trị HIV/AIDS tư nhân cũng đã được thành lập, tăng sự tiếp cận của người bệnh đến dịch vụ điều trị ARV sớm, hiệu quả.
Về tối ưu hóa phác đồ ARV, Việt Nam đã và đang mở rộng việc tối ưu hóa phác đồ ARV điều trị người nhiễm HIV. Theo đó, tỷ lệ người bệnh điều trị phác đồ viên kết hợp với thành thành phần có dolutegravir chiếm trên 85%.
Về theo dõi điều trị ARV, xét nghiệm tải lượng HIV được thực hiện định kỳ theo dõi điều trị ARV đã từng bước được thực hiện thường quy. Đặc biệt xét nghiệm này phần lớn đã sử dụng từ nguồn lực do BHYT chi trả. Một số trường hợp hiện đang được Quỹ toàn cầu tài trợ do chưa tiếp cận được xét nghiệm này từ nguồn BHYT.
Về nguồn lực, từ năm 2018 trở về trước, thuốc ARV điều trị người nhiễm HIV chủ yếu từ nguồn viện trợ quốc tế và ngân sách nhà nước. Từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu cung cấp dịch vụ điều trị ARV do BHYT chi trả. Đến hết tháng 12/2023, có 82% người bệnh đang sử dụng thuốc ARV từ nguồn BHYT chi trả.
Kết quả đạt được
Đến hết tháng 129/20243, toàn quốc có 182.882 có 178.928 người bệnh HIV/AIDS đang điều trị ARV, trong đó có 180.448176.232 người lớn và 2.434 2.709 trẻ em, đạt được khoảng 80% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV còn sống. Người nhiễm HIV hiện đang được điều trị ARV tại 522 cơ sở điều trị HIV/AIDSy tế, trong đó có cơ sở ngoài cộng đồng, trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Từ năm 2018 trở về trước, thuốc ARV điều trị người nhiễm HIV chủ yếu từ nguồn viện trợ quốc tế và ngân sách nhà nước. Từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu cung cấp dịch vụ điều trị ARV do BHYT chi trả. Đến nay trên 90% người bệnh đang sử dụng thuốc ARV từ nguồn BHYT chi trả tại 468 cơ sở điều trị cung cấp thuốc BHYT. Việt Nam bắt đầu cung cấp dịch vụ điều trị ARV do BHYT chi trả. Đến nay trên 90% người bệnh đang sử dụng thuốc ARV từ nguồn BHYT chi trả tại 468 cơ sở điều trị cung cấp thuốc BHYT. Tỷ lệ người bệnh điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế luôn được duy trì ở mức cao trên 95% qua các năm, năm 2023, tỷ lệ này là 98%. Điều này thể hiện hiệu quả điều trị ARV ở mức độ tốt. Tỷ lệ duy trì điều trị thuốc ARV tại Việt Nam luôn đạt kết quả tốt, tính đến tháng 9/2023 đạt 97,1%.