CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Thông tin về Chuyển đổi số

Chủ Nhật, 08/09/2024 | 22:56:16 GMT+7

Phát triển hệ thống thông tin quản lý HIV/AIDS tổng thể: Cơ hội mới trong thời đại chuyển đổi số

20/04/2024 | 199 lượt xem

Trong những năm vừa qua, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân không ngừng tiến bộ, đạt nhiều kết quả nhưng vẫn còn không ít bất cập và phải đối mặt nhiều khó khăn thách thức mới. Mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đó là ô nhiễm môi trường sống, các yếu tố về hành vi lối sống đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật, trong đó đặc biệt là sự

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những giải pháp đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Việt Nam và ngành y tế nói riêng. Có thể kể đến những trường hợp tiêu biểu như bệnh ung thư sẽ được phát hiện sớm hơn nhờ các thiết bị theo dõi gắn trên cơ thể, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho việc phát hiện và dự báo tình hình bệnh tật tốt hơn trên dữ liệu y tế, các ca phẫu thuật sẽ được tiến hành dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của Rô-bốt. 
Trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã được thực hiện từ rất lâu, là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động giám sát ca bệnh HIV tại Việt Nam. Hệ thống thông tin quản lý người nhiễm HIV cho phép quản lý thông tin người nhiễm HIV, theo dõi tình hình dịch và theo dõi tác động của các chương trình HIV.


Trong lĩnh vực điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, các hệ thống thông tin quản lý điều trị HIV/AIDS đã triển khai rất sớm từ những năm 2010, liên tục phát triển và là một trong những hệ thống quản lý điều trị tiên phong trong lĩnh vực y tế như các hệ thống thông tin quản lý điều trị (ARV logbook, eClinica, OPCAssist), hay hệ thống giám sát ca bệnh HIV quốc gia (HIV INFO). 
Việc phát triển công nghệ số trong những năm gần đầy và sự bùng nổ của thông tin, dữ liệu đòi hỏi việc dịch chuyển của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tiếp cận công nghệ số, trong đó ưu tiên hàng đầu là sử dụng dữ liệu lớn, thu thập từ các nguồn khác nhau để có thể áp dụng các công nghệ phân tích dữ liệu lớn cho ra các các báo cáo, kết quả dự báo chính xác hơn phục vụ cho việc theo dõi tình hình dịch thông qua xác định xu hướng nhiễm mới HIV, Lao, và tỷ lệ tử vong; đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới tính, địa bàn, và các yếu tố nguy cơ) của người nhiễm HIV; sử dụng số liệu giám sát ca bệnh để theo dõi, cải thiện chất lượng và tác động của các chương trình dự phòng và điều trị HIV/AIDS và tăng cường khả năng theo dõi định kỳ thông tin của mỗi người nhiễm HIV từ khi chẩn đoán nhiễm HIV, tiến trình điều trị và đến khi tử vong.
Để tiếp cận xu hướng chuyển đổi số, kết nối, chia sẻ, sử dụng dữ liệu, nắm bắt các cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong những năm vừa qua, công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng, chống HIV đã đạt được điều thành công, là một trong những lĩnh vực tiên phong tròng ngành y tế trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong dự phòng và điều trị bệnh nhân, từng bước hoàn thiện hệ thống, phát huy các kết quả sẵn có, mở rộng với các công nghệ mới. Từ các hệ thống đơn lẻ, các hệ thống thông tin HIV/AIDS đã từng bước kết nối, chia sẻ thông tin, hình thành mạng thông tin HIV/AIDS trên toàn quốc. Các vấn đề trọng tâm về chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS bao gồm:
Một là, bước đầu triển khai thành công hệ thống quản lý thông tin người nhiễm quốc gia (HIV INFO) và đã triển khai tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đảm bảo mỗi người nhiễm HIV đều được quản lý trên hệ thống, phân cấp, phân quyền cho các tỉnh thành, từ đó có thể giám sát, phát hiện, cảnh báo các trường hợp nhiễm mới trên địa bàn cả nước;
Hai là, các hệ thống quản lý điều trị bệnh nhân HIV cũng được triển khai với mục tiêu quản lý được thông tin điều trị của các bệnh nhân HIV tại các cơ sở điều trị bệnh nhân HIV trên toàn quốc, theo dõi và hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Một số hệ thống đã hình thành bệnh án điện tử phục vụ chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV;
Ba là, từng bước xây dựng được nền tảng tích hợp thông tin HIV/AIDS quốc gia, cho phép kết nối, chia sẻ thông tin của các hệ thống quốc gia HIV INFO và ARV logbook với các hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm, các hệ thống thông tin điều trị HIV/AIDS tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là nền tảng hình thành mạng thông tin HIV/AIDS quốc gia trong tương lai;
Bốn là, ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong việc cung cấp dịch vụ (như ứng dụng di động về hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, hỗ trợ điều trị dự phòng…); ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu trong phân tích dữ liệu phục vụ các hoạt động theo dõi, giám sát, cảnh báo ca bệnh;
Năm là, tăng cường hoạt động bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin HIV, bảo đám các hệ thống được bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ, không lộ lọt thông tin nhạy  
Tiếp bước những thành công nổi bật nêu trên, trong thời gian tới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS xây dựng và hoàn thiện kế hoạch tổng thể trong việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thông tin y tế và chuyển đổi số trong lĩnh vực HIV/AIDS; cập nhật các công nghệ số và nâng cao chất lượng số liệu tại các hệ thống thông tin phòng chống HIV/AIDS quốc gia và các hệ thống thông tin phòng chống HIV/AIDS tại địa phương, tăng cường kết nối, liên thông, chia sẻ giữa các hệ thống, phát triển các công cụ phân tích, khai thác dữ liệu để phục vụ cho việc ra quyết định trong công tác phòng chống HIV/AIDS, đồng thời nghiên cứu, phát triển tạo ra các ứng dụng, dịch vụ số hữu ích trong công tác chăm sóc người nhiễm HIV.