Trung Bách
Ngày 1/12, tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS.
Trung Bách
Ngày 1/12, tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS.
TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu phát biểu phát động Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS.
Sáng 1/12, UBND TP Thủ Đức phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS với chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng”. Tham dự chương trình có các đại biểu: TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế; ThS.BS. Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc HCDC; Nguyễn Trọng Tính, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Công đoàn TPHCM; Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức; Phan Ngọc Đoan Trang, Bí thư Thành đoàn Thủ Đức, cùng hơn 700 người dân TP.
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam được phát hiện tại TP vào tháng 12/1990, đến cuối tháng 9/2022, TPHCM ước có khoảng 68.420 người nhiễm HIV, trong đó, có 45.295 người nhiễm HIV đang được điều trị thuốc kháng virus (ARV). Đến nay, theo ghi nhận số người nhiễm HIV mới, số trường hợp chuyển sang AIDS và tử vong liên quan đến HIV/AIDS hàng năm liên tục giảm.
Đồng chí Nguyễn Bạch Hoàng Phụng phát biểu hưởng ứng Tháng hành động.
Phát biểu phát động tại buổi lễ, TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu ghi nhận và biểu dương sự tham gia nhiệt tình, tích cực của đội ngũ thanh niên TP trong phong trào tuyên truyền, truyền thông và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong thời gian qua. Đồng chí kêu gọi sự tham gia tích cực hơn trong việc mở rộng điều trị ARV để đảm bảo tính liên tục trong công tác điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó, có các biện pháp can thiệp để ngăn ngừa lây truyền HIV trong nhóm tuổi trẻ từ 15-25.
Phát biểu hưởng ứng tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Bạch Hoàng Phụng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phòng chống, kiểm soát đại dịch HIV/AIDS với phương châm “Không ai thực sự an toàn cho đến khi mọi người dân đều được an toàn”. Tuy Việt Nam giữ vững mục tiêu khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3% nhưng đại dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ quay trở lại cao, người nhiễm HIV đang được trẻ hóa nhanh và nhóm tuổi 15 - 24 tuổi tăng nhanh trong số phát hiện mới với 25,6% năm 2021. Chính vì vậy, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức kêu gọi người dân TP Thủ Đức chung sức đẩy lùi HIV/AIDS để góp phần vào thực hiện thành công mục tiêu Việt Nam cơ bản chấm dứt đại dịch vào năm 2030.
Xe loa tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động với chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng”.
Sau buổi lễ, 38 xe loa của Trung tâm Y tế và 34 phường trên địa bàn TP Thủ Đức đồng loạt ra quân tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS tại TPHCM kéo dài từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2022.
Đoàn xe cổ động hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS.
Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Thành phố Hồ Chí Minh chọn chủ đề “Chấm dứt dịch bệnh AIDS-Thanh niên sẵn sàng”.
Cụ thể, kết thúc dịch AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS, mà kết thúc dịch AIDS có nghĩa là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng đến mục tiêu 95-95-95 vào năm 2025 và kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến tháng 9/2022, ước tính Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 68.420 người nhiễm HIV, đã có 13.678 người tử vong vì căn bệnh thế kỷ này.
Kể từ khi phát hiện ca mắc đầu tiên vào năm 1990 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực kết hợp triển khai toàn diện, hiệu quả các giải pháp về xã hội và chuyên môn kỹ thuật y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Nhờ đó, tình hình bệnh HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố từng bước được kiểm soát, số người nhiễm HIV mới, số trường hợp nhiễm chuyển sang AIDS và tử vong liên quan tới căn bệnh này hằng năm liên tục giảm.
Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành mục tiêu 90-90-90 (Tức 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm bệnh của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 90% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế) với tỷ lệ tương ứng là 92-90,8-99.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, đứng trước tình hình dịch HIV/AIDS đang ảnh hưởng mạnh lên nhóm tuổi trẻ, việc nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS cho thanh niên là việc làm cần thiết.
Để thực hiện được điều này, ngành Y tế cần tiếp tục mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và triển khai đồng bộ, toàn diện các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo chiến lược tiếp cận xét nghiệm, dự phòng đến điều trị; đẩy mạnh truyền thông và can thiệp dự phòng lây nhiễm.
Đồng thời, tổ chức đánh giá và mở rộng Đề án thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày.
Đoàn Thanh niên các cấp tăng cường nâng cao nhận thức cho thanh niên về sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS; mỗi đoàn viên, thanh niên phải là một tuyên truyền viên tích cực trong tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS; mỗi tổ chức Đoàn phải có các sáng kiến, các mô hình phòng, chống HIV/AIDS phù hợp, hiệu quả và thân thiện với thanh niên, nhất là nhóm thanh niên trẻ trong khu vực trường học, khu công nghiệp