CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức đoàn công tác đưa phóng ...

Thứ Năm, 26/12/2024 | 08:41:59 GMT+7

Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức đoàn công tác đưa phóng viên đi thực tế về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Thái Nguyên

15/07/2020 | 750 lượt xem

Ngày 22-24/7/2020, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức đưa đoàn phóng viên đi thực tế tại Thái Nguyên nhằm phản ánh thông điệp truyền thông Không phát hiện = Không lây truyền và các đáp ứng với dịch HIV/AIDS.

Đoàn công tác do Ths. Bs. Cao Kim Thoa, Phó Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn có các phóng viên đến từ Đài tiếng nói Việt Nam, Trang tin điện tử VOV.vn, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, Tạp chí thương gia và thị trường, Trang tin điện tử Cục Phòng, chống HIV/AIDS…
Đoàn công tác đã đến làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên để nghe báo cáo về công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng như những khó khăn thuận lợi trong công tác triển khai phòng, chống HIV/AIDS.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, tính đến 30/6/2020, số người nhiễm HIV còn sống trên địa bàn tỉnh là: 5.071 người trên cả 180 xã/phường của tỉnh, chủ yếu trong độ tuổi từ 25-49. Qua theo dõi những năm qua thì tình hình dịch HIV/AIDS của tỉnh đang có xu hướng giảm dần, số liệu người nhiễm mới được phát hiện và quản lý giảm dần qua các năm nhưng chưa ổn định. Nguy cơ nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục, người nghiện chích ma túy và tập trung vào nhóm người di biến động: trường Đại học, khu công nghiệp...Trong khi đó, nguồn kinh phí bị cắt giảm, sát nhập cũng như thiếu hụt cán bộ y tế gây ra không ít khó khăn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại đây.
Trước tình hình trên, Thái Nguyên cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động gồm: can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, hoạt động chăm sóc điều trị và hoạt động theo dõi, giám sát và đặc biệt phấn đấu đạt mục tiêu 90-90-90. Đến ngày 30/6/2020, 84,51% số người nhiễm biết được tình trạng nhiễm HIV của mình (5.071/6.000 người), 78,24% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục (3.968/5.071 người), 96,78% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định (3.183/3.289 người).
Hiện tại, Thái Nguyên đang điều trị ARV cho 3.968/4.624 bệnh nhân HIV. Trong đó, 84,89% bệnh nhân đang được cấp thuốc ARV 3 tháng. Đây là nỗ lực lớn của các bác sỹ điều trị cũng như tinh thần tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV tại Thái Nguyên trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Tại Thái Nguyên, tỷ lệ bỏ trị, tử vong, mất dấu bệnh nhân ở mức rất thấp, khoảng 1,05%. Tính đến 30/3/2020, 84,48% bệnh nhân HIV được xét nghiệm tải lượng vi rút thường quy và 88,62% bệnh nhân đã và đang được dự phòng Lao.
Tại hoạt động can thiệp giảm tác hại cho nhóm nguy cơ cao, chương trình đã tiếp cận được 3.884 người nghiện chích ma túy và 1.417 người được tư vấn xét nghiệm HIV và nhận kết quả, 980 người MSM được xét nghiệm HIV và nhận kết quả. Tại chương trình cung cấp vật phẩm can thiệp giảm tác hại, chương trình đã phát 641.950 bơm kim tiêm sạch, 231.855 chiếc bao cao su và 87.376 gói chất bôi trơn.
Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đạt độ bao phủ 76.57% trên số người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý hiện có mặt tại địa phương (2.377/3.099 người). Tất cả các cơ sở điều trị tại Thái Nguyên đều đang thực hiện triển khai thí điểm bệnh án điện tử theo chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS từ năm 2017.
Trong 6 tháng cuối năm 2020, Thái Nguyên sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các mô hình tìm ca (Y tế/CBO/tư vấn viên cộng đồng) và triển khai các mô hình tiếp cận online nhóm MSM qua các ứng dụng hẹn hò, mạng xã hội); Chú trọng đến tư vấn bạn tình bạn chích (PNS); tăng cường vai trò nhóm tư vấn và hỗ trợ khách hàng (CAB) và các hoạt động truyền thông như Không phát hiện = Không lây truyền đến với cộng đồng người có H; tăng cường hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, mở rộng các điểm cung cấp dịch vụ PrEP tư nhân và công lập.

12-8-clb-thanh-cong-Copy-.jpg

Anh Lê Trung Tấn, Trưởng ban điều hành câu lạc bộ Thành Công

Trong chuyến công tác, đoàn phóng viên cũng được thăm quan các mô hình nhóm hỗ trợ khách hàng như Câu lạc bộ Thành công Phú Lương. Các công việc chính của nhóm, bao gồm: tiếp cận những người sử dụng ma túy, truyền thông giảm hại, xét nghiệm sàng lọc HIV, chuyển gửi đến các cơ sở điều trị ARV ; tư vấn, hỗ trợ những người sử dụng ma túy điều trị methadone, hỗ trợ Phòng khám ngoại trú methadone Phú Lương truyền thông về việc tuân thủ điều trị ARV: Không phát hiện = Không lây truyền và lợi ích của methadone. Câu lạc bộ Thành công Phú Lương là câu lạc bộ điển hình luôn nhiệt tình, trách nhiệm giúp đỡ những người nghiện chích ma túy trở về với cuộc sống bằng cách điều trị Methadone hàng ngày và tuân thủ điều trị ARV khi có HIV, đưa họ thoát khỏi cám dỗ của ma túy và những cạm bẫy của xã hội.

12-8-clb-phu-luong-2-Copy-.jpg
Đồng thời các phóng viên cũng được thăm quan các mô hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hoạt động truyền thông Không phát hiện = Không lây truyền để giảm Kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS của nhóm Chân trời mới, Trung tâm y tế Phổ Yên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên…

12-8-phong-v-n-Copy-.jpg

Nhóm phóng viên phỏng vấn bệnh nhân có H tại Thái Nguyên

12-8-ttyt-ph-y-n-Copy-.jpg

Đoàn phóng viên làm việc tại Trung tâm y tế Phổ Yên