Đó là chỉ tiêu phấn đấu triển khai đến năm 2025 khi điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV trong kế hoạch 2021-2025 mà Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đối tác đang dự thảo tại Hội thảo tổ chức ngày 12/2/2020.
Đó là chỉ tiêu phấn đấu triển khai đến năm 2025 khi điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV trong kế hoạch 2021-2025 mà Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đối tác đang dự thảo tại Hội thảo tổ chức ngày 12/2/2020.
Theo dự thảo kế hoạch 2021-2025, ở Việt Nam sẽ giao chỉ tiêu chương trình PrEP như sau:
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV cho ít nhất 30.000 người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV vào năm 2021
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV cho ít nhất 37.000 người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV vào năm 2022
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV cho ít nhất 45.000 người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV vào năm 2023
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV cho ít nhất 53.000 người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV vào năm 2024
Và Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV cho ít nhất 60.000 người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV vào năm 2025.
Với mục tiêu Góp phần đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giảm số người mới nhiễm HIV trong cộng đồng đặc biệt là quần thể có nguy cao nhiễm HIV. Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, Kế hoạch 2021-2025 đang được Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đối tác PEPFAR cũng như các tổ chức phi chính phủ trong nước tích cực xây dựng. Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng cho biết sẽ một là Mở rộng triển khai cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại cơ sở y tế bao gồm cả điều trị PrEP hằng ngày và điều trị PrEP theo tình huống. Đảm bảo đến hết năm 2025, 63/63 tỉnh, thành phố triển khai cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho các đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV; Hai là Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ PrEP. Thực hiện mô hình cung cấp dịch vụ PrEP toàn diện, thân thiện, hướng tới sự hài lòng của khách hàng. Ba là, Đa dạng hoá các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương, đảm bảo khách hàng được tiếp cận dễ dàng, thuận lợi. Bốn là Từng bước triển khai xã hội hoá (tiếp thị xã hội) dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Hiện nay tính đến hết năm 2020 toàn quốc có 26 tỉnh, thành phố triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP. Đến 12/2019, số người có nguy cơ cao nhiễm HIV sử dụng dịch vụ PrEP là 7.504 người tại 49 cơ sở của 12 tỉnh, số người đang sử dụng dịch vụ PrEP là 5.888 người. Tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị sau 3 tháng đạt 84% và sau 6 tháng đạt 71%. Đồng thời toàn quốc có khoảng trên 210.000 người nhiễm HIV, trên 142.000 người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong một số nhóm nguy cơ cao có xu hướng giảm như nhóm nghiện chính ma tuý, nhóm phụ nữ mại dâm. Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm gần đây (khoảng 11% năm 2019) và cộng đồng người chuyển giới có xu hướng tăng lên, đặc biệt là tại các khu vực đô thị, các tỉnh, thành phố lớn hoặc các tỉnh du lịch.
Tại hội thảo xây dựng kế hoạch 5 năm 2021-2025, Các đại biểu đã được chia làm 3 nhóm thảo luận 1 số giải pháp cho kế hoạch 5 năm…
PGS.TS Phan Thị Thu Hương phát biểu tại Hội thảo
Đại diện dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ tại hội thảo.
Đại diện nhóm 1 chia sẻ về mô hình triển khai PrEP trong tương lai
Đại diện nhóm 2 chia sẻ về chiến lược tạo cầu cho chương trình PrEP
Đại diên nhóm 3 chia sẻ về cung ứng PrEP giai đoạn tới
TT