CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Báo cáo > Báo cáo dịch HIV/AIDS > ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2023 ĐẾN 2030 ...

Thứ Năm, 21/11/2024 | 16:35:47 GMT+7

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2023 ĐẾN 2030 TẠI VIỆT NAM

11/04/2023 | 5563 lượt xem | Huu Tung

Trong giai đoạn 2016 – 2022, số lượng các tài liệu và công trình nghiên cứu chỉ bằng khoảng 1/4 giai đoạn 2012-2015, giảm đáng kể ở tất cả các lĩnh vực. Trong số các nghiên cứu được rà soát, có khoảng 81,4% nghiên cứu bám sát Định hướng nghiên cứu về HIV/AIDS giai đoạn 2016-2021 (gọi tắt là Định hướng nghiên cứu) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành. Nghiên cứu thuộc lĩnh vực dịch tễ học chiếm nhiều nhất (28.1%), thấp nhất là lĩnh vực lãnh đạo và quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Phan Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng nghiên cứu trong giai đoạn đến năm 2030 nhằm xác định nhu cầu và lựa chọn các vấn đề nghiên cứu ưu tiên, cấp bách cần phải triển khai trong giai đoạn này, cũng như quản lý và điều phối các hoạt động nghiên cứu khoa học về phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu:
- Bên cạnh ưu tiên triển khai các nghiên cứu trong nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao (nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới, người nhiễm HIV) cần có nghiên cứu đối với các nhóm đã được cảnh báo nguy cơ lây lan HIV như nhóm chuyển giới, vợ, chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV/AIDS hoặc người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
- Mỗi nhóm quần thể có những “phân nhóm” khác nhau về đặc điểm xã hội như giới tính, tuổi, hành vi nguy cơ, học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nơi cư trú…Các khác biệt này có thể ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, hành vi tiếp cận dịch vụ… do đó cần quan tâm đến tính đa dạng của từng “phân nhóm” trong quần thể khi thiết kế nghiên cứu.
Địa bàn, quy mô nghiên cứu: khuyến khích triển khai một số nghiên cứu có cỡ mẫu lớn, đại diện.
Phương pháp nghiên cứu: khuyến khích các nghiên cứu thiết kế theo dõi dọc, bệnh chứng; áp dụng, triển khai các phương pháp nghiên cứu mới.
Khuyến khích việc xuất bản các báo cáo nghiên cứu khoa học; song song triển khai nghiên cứu có đào tạo tăng cường năng lực và xây dựng tài liệu hướng dẫn chuyên môn có liên quan.
Đại biểu thảo luận xoay quanh định hướng nghiên cứu theo 4 lĩnh vực: Dịch tễ học HIV; Can thiệp dự phòng; Điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV; Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Từ đó đưa ra các ưu tiên nghiên cứu về kiến thức mới liên quan đến HIV/AIDS cũng như cách thức triển khai, tác nghiệp, mô hình can thiệp, cung cấp dịch vụ… Định hướng sử dụng kết quả nghiên cứu, nâng cao năng lực nghiên cứu, nguồn lực triển khai nghiên cứu.

Một số hình ảnh tại Hội thảo
 
Ông Minesh Pradyuman Shah, Cố vấn Y tế của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo
 
Ths.BS Bùi Hoàng Đức – Phó Trưởng phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS trình bày sự thảo Định hướng nghiên cứu
 
PGS.TS. Lê Minh Giang – Trưởng Bộ môn Dịch tễ học, Viện Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội
 
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – Nguyên trưởng khoa HIV, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

 
TS. Marion Bonneton - Phó điều phối viên ANRS MIE Viêt Nam

Toàn cảnh Hội thảo