CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án thí điểm cấp thuốc ...

Thứ Ba, 24/12/2024 | 19:43:00 GMT+7

Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị các chất dạng thuốc phiện

02/01/2022 | 3477 lượt xem | Tiến Đức

Ngày 15/12/2021, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị các chất dạng thuốc phiện.

Sau 1 năm triển khai thí điểm tại 3 tỉnh, thành phố, Việt Nam đã có kế hoạch mở rộng hơn nữa dựa trên bài học kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới và qua đánh giá hiệu quả 1 năm thí điểm.
Tham dự và chủ trì hội nghị có PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bác sỹ Maria Elena G. Filio-Borromeo, Giám đốc UNAIDS tại Việt Nam. Cùng tham dự còn có lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, đại diện các phòng thuộc Cục, lãnh đạo và chuyên viên Trường Đại học Y Hà Nội, các Bộ, ngành trung ương và lãnh đạo Sở Y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh triển khai đề án gồm: Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Bắc Giang, Lào cai, Nghệ An.
 
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhấn mạnh lợi ích của việc điều trị Methadone. Một trong những nguyên nhân gây bỏ trị là họ phải đi lại quá nhiều. Do đó việc thí điểm mang thuốc Methadone về nhà sẽ đem lại nhiều thuận lợi, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19. Chương trình đã thí điểm tại Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng từ tháng 3/2021. Chương trình mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở điều trị, cho người bệnh và cho cộng đồng.
 
Phát biểu tại hội nghị, Bs. Maria Elena G. Filio-Borromeo, giám đốc UNAIDS tại Việt Nam cho rằng đây là một sáng kiến tiên phong và quan trọng để đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS ở Việt Nam. Tổng kết 1 năm sẽ đánh giá lại các can thiệp, khó khăn, thách thức sau 1 năm triển khai.chúng tôi có mặt ở đây để thể hiện sự cam kết trong việc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam cũng như đạt được mục tiêu quốc gia.
 
Cũng tại hội nghị Trường đại học Y Hà Nội báo cáo kết quả triển khai thí điểm sau 1 năm sơ kết. Tính khả thi của chương trình là bệnh nhân hài lòng khi tham gia chương trình, có khả năng thực hiện tốt khi uống thuốc tại nhà. An toàn trong việc triển khai. Tăng số giờ làm việc, cải thiện kinh tế gia đình, giảm nguy cơ tai nạn giao thông khi đi lấy thuốc. Việc triển khai mang thuốc về nhà Đảm bảo an toàn trong bối cảnh Covid19. Ngoài những thuận lợi thì chương trình còn 1 số khó khăn, thách thức như mất thời gian trong việc dán nhãn lọ thuốc, phần mềm chưa tích hợp. Bệnh nhân không đc hỗ trợ việc xét nghiệm nước tiểu. Hướng dẫn Mang thuốc về nhà khác nhau. Nguồn kinh phí mua vỏ lọ khó khăn cho các tỉnh miền núi. Hoạt động giám sát tại nhà vô cùng khó khăn vì địa điểm đến nhà bệnh nhân rất xa, không có điện thoại để hỗ trợ đối với các tỉnh miền núi. Chương trình phù hợp với mong đợi của bệnh nhân, cần tích hợp với phần mềm Mmt thuốc, nhãn dán từ phần mềm trực tiếp, lọ thuốc tái sử dụng.
 

Ths. Đỗ Hữu Thủy, Cục Phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ kế hoạch mở rộng đề án mang thuốc về nhà
Cũng tại hội nghị, các tổ chức trong và ngoài nước thảo luận và chia sẻ các thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai đề án mang thuốc về nhà đồng thời cam kết sự hỗ trợ cho chương trình như các vật dụng, chương trình. Đồng thời các đại biểu cũng thảo luận kế hoạch triển khai mở rộng ra các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Nghệ An, Lào Cai tại năm 2022….

Quang cảnh hội nghị