CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > Hội nghị tổng kết Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, ...

Thứ Năm, 21/11/2024 | 17:09:50 GMT+7

Hội nghị tổng kết Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC) giai đoạn 2020-2024

07/09/2024 | 1196 lượt xem | Tùng Hiếu

Ngày 6/9/2024 tại Đà Nẵng, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC) giai đoạn 2020-2024.
 
 

Tham dự và chủ trì  Hội nghị tổng kết có PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, giám đốc Ban quản lý các dự án phòng, chống HIV/AIDS; PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng và Ths. Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng, Ông Eric Dziuban - Giám đốc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) tại Việt Nam. Cùng tham dự còn có các đại biểu đại diện cho CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Lãnh đạo một số các Vụ, Cục, Viện thuộc Bộ Y tế; Lãnh đạo Sở Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật một số tỉnh, thành phố triển khai dự án cùng Lãnh đạo và đại diện cán bộ Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Ban Quản lý dự án phòng, chống HIV/AIDS – Dự án EPIC. 
 
Phát biểu khai mạc, tại Hội nghị, PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đánh giá cao những hiệu quả mà Dự án EPIC đem lại trong 5 năm vừa qua tại 6 tỉnh trọng điểm, 3 viện trung ương, 4 tỉnh đáp ứng y tế công cộng và 17 hỗ trợ kỹ thuật kỹ thuật. Dự án đã cơ bản hoàn thành mục tiêu chung là  Hỗ trợ Việt Nam triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư nói chung dưới 0.3%; đạt được mục tiêu 90-90-90 và hướng tới cơ bản chấm dứt đại dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030 và các mục tiêu cụ thể như: Xây dựng và triển khai các mô hình, hoạt động đổi mới hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị điều trị nhiễm HIV/AIDS thông qua việc xây dựng và mở rộng các mô hình, hoạt động đổi mới có liên quan đến điều trị nhiễm HIV/AIDS; Tăng cường hệ thống theo dõi và giám sát trong phòng, chống HIV/AIDS và sử dụng dữ liệu HIV/AIDS của Việt Nam và Thể chế hóa và triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến. Cũng tại Hội nghị, PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng cũng cảm ơn sự đồng hành và hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam và các đối tác đã phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS để triển khai dự án EPIC đạt được những thành tựu và hiệu quả trong 5 năm vừa qua và mong muốn PEPFAR và CDC Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho giai đoạn tới của Dự án. 
 
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được Ths. Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động của Dự án EPIC giai đoạn 2020-2024. Các hoạt động chính của dự án tập trung vào tìm ca tại cộng đồng và cơ sở y tế; nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm; Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP); Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; Hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh (PTT); Nâng cao năng lực hệ thống y tế (HSS); Giảm Kỳ thị phân biệt đối xử; Đáp ứng y tế công cộng (PHCR) và Hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS. Sau 5 năm triển khai, Dự án EPIC đã triển khai các mô hình, hoạt động đổi mới (về dự phòng HIV, xét nghiệm HIV, điều trị HIV/AIDS) nhằm đạt được các mục tiêu 90-90-95 ở 06 tỉnh bao gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Long An, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu; Số khách hàng tư vấn xét nghiệm là 143.296 người đạt 71% chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu tìm ca mới đạt 83% với mục tiêu; chỉ tiêu điều trị mới đạt 71% và chỉ tiêu điều trị PrEP đạt 90,4%. Về hoạt động mở rộng xét nghiệm nhiễm mới tại Việt Nam, Dự án đã hỗ trợ hơn 40 tỉnh, thành phố triển khai hoạt động xét nghiệm nhiễm mới và tại 6 tỉnh, thành phố trọng điểm đã thực hiện được hơn 7000 ca xét nghiệm nhiễm mới... Cũng thông qua sự hỗ trợ của Dự án EPIC  mà mạng lưới các tổ chức tham gia phòng, chống HIV/AIDS cũng không ngừng được mở rộng và nâng cao năng lực. Từ đó, giúp các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV dễ dàng tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV và những người nhiễm HIV cũng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. 
  
Phát biểu Bế mạc hội nghị, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam trong suốt 5 năm vừa qua cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam để đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2030 và mong muốn trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình PEPFAR và CDC Hoa Kỳ tiếp tục đồng hành với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các tỉnh, thành phố trong việc triển khai dự án phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời Cục trưởng cũng đánh giá cao sự tham gia Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các đơn vị y tế các tuyến và nhóm cộng đồng của các tỉnh, thành phố trọng điểm, các tỉnh Đáp ứng Y tế công cộng và các tỉnh hỗ trợ kỹ thuật trong việc triển khai dự án. 
 
Để ghi nhận cho tập thể có nhiều đóng góp cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Dự án EPIC, PGS.TS Phan Thị Thu Hương  và Ông Eric Dziuban đã tặng bằng khen cho tập thể có thành tích xuất sắc trong việc triển khai dự án. 
 
Ông Eric Dziuban - Giám đốc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị. 
 
    Các đại biểu đã được xem Video tổng kết hoạt động và những thành tựu đạt được của dự án EPIC. 


Cũng tại Hội thảo các đại biểu đã được chia sẻ  Bài học kinh nghiệm triển khai PC HIV/AIDS khu công nghiệp Samsung, Thái Nguyên; Bài học kinh nghiệm triển khai Mô hình PNS/SNS tại cơ sở y tế ở Hải Phòng; Bài học kinh nghiệm trong hoạt động PrEP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bài học kinh nghiệm trong hoạt động PHCR tại Sóc Trăng.
     
Bà Nguyễn Kim Bình - Trưởng Ban Dự phòng và Điều trị HIV chia sẻ định hướng triển khai dự án giai đoạn tiếp theo
 
 Đại diện Cục Quản lý nợ, Bộ Tài chính đã chia sẻ Cơ chế quản lý tài chính cho Dự án mới 
 
Toàn cảnh hội nghị