Ngày 30/11/2024, Nhân ngày Thế giới Phòng chống HIV/AIDS 1/12, Hội phòng chống HIV/AIDS TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội Bầu Trời Xanh, Phòng khám Nhà Mình tổ chức Hội thảo Khung hiểu biết kiến thức về HIV của người sống với HIV
Ngày 30/11/2024, Nhân ngày Thế giới Phòng chống HIV/AIDS 1/12, Hội phòng chống HIV/AIDS TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội Bầu Trời Xanh, Phòng khám Nhà Mình tổ chức Hội thảo Khung hiểu biết kiến thức về HIV của người sống với HIV
Sự kiện có sự tham gia của đại biểu thành phố Hồ chí Minh và đại diện nhiều tổ chức quốc tế khác. Ngoài ra sự kiện cũng thu hút nhiều văn nghệ sỹ như Bùi Quỳnh Hoa – Miss Universe Việt Nam 2023, Lê Phan Hạnh Nguyên – á hậu 1 Miss Grand Việt Nam 2024, Quỳnh Anh - á hậu 1 Miss Universe Vietnam, Miss Equality World 2024 Nguyễn Trang Nhung, Lê Vũ Phương, Khắc Trung, Phạm Thư, MC Model Minh Khắc.
Bà Asia Nguyễn, Cố vấn cấp cao của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo
Hội thảo "Khung hiểu biết kiến thức về HIV của người sống chung với HIV và các nhóm ảnh hưởng" và “hướng tới bền vững của chương trình PrEP” được tổ chức nhằm thu thập ý kiến, đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức HIV của cộng đồng người sống với HIV và các nhóm ảnh hưởng chính. Đây là một cơ hội quý báu để thảo luận về vai trò thiết yếu của kiến thức HIV trong dự phòng, điều trị, và giảm thiểu kỳ thị, phân biệt đối xử. Hội thảo hướng đến xây dựng một nền tảng kiến thức sâu rộng và vững chắc, giúp người tham gia có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn, đồng thời hỗ trợ cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống và sự hòa nhập xã hội.
Đại diện tổ chức IRD chia sẻ tại Hội thảo
Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS được xác định là rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, từ đó ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu 95-95-95 và mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Trong giai đoạn vừa qua, hàng loạt các hoạt động chống kỳ thị và phân biệt đối xử đã được tổ chức nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử ở gia đình, cộng đồng, cơ sở y tế, trường học như: Chỉ thị 10/CT-BYT ngày 26/12/2017 về việc tăng cường hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế, hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế được coi là một trong những hoạt động trọng tâm trong giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS và thí điểm về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế tại tThành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các nghiên cứu ban đầu, tổ chức các can thiệp về giảm kỳ thị như tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Ngoài ra các hoạt động cải thiện chất lượng liên quan đến giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong các cơ sở y tế cho một số tỉnh thành phố. Qua triển khai, các chỉ số về giảm kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế đã được cải thiện rõ rệt. Tại Bình Dương, sau 9 tháng can thiệp, sự lo lắng nhiễm HIV khi tiếp xúc với quần áo, ga trải giường của người nhiễm HIV đã giảm từ 52% xuống 14%; Sự lo lắng nhiễm HIV khi băng bó cho bệnh nhân giảm từ 79% xuống còn 33%; Lo lắng nhiễm HIV khi lấy máu cho bệnh nhân giảm từ 77% xuống còn 32%; Sử dụng 2 lớp găng tay khi chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm HIV giảm từ 55% xuống chỉ còn 13%. Ngoài ra sự tham gia của khối tư nhân, các tổ chức dựa vào cộng đồng, doanh nghiệp xã hội, nhóm hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (CAB), các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, mạng lưới người dễ bị lây nhiễm HIV tại cộng đồng dân cư cùng tham gia vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Theo báo cáo của các địa phương, đến nay các địa phương đã có hơn 800 các nhóm, câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS và các nhóm đồng đẳng tham gia không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS mà còn góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Các địa phương cũng không ngừng quảng bá nhân rộng các mô hình thành công, các gương điển hình của các nhóm người nhiễm, người dễ bị lây nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
Các bạn sinh viên tham gia thảo luận tại Hội thảo
Toàn cảnh hội thảo