CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > Hội thảo sơ kết 2 năm triển khai điều trị dự phòng trước ...

Thứ Năm, 26/12/2024 | 09:04:17 GMT+7

Hội thảo sơ kết 2 năm triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP)

29/09/2020 | 685 lượt xem

Ngày 28/9/2020, tại thành phố Hồ Chí Minh, được sự hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã tổ chức hội thảo sơ kết triển khai 2 năm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm.

Sau hai năm triển khai mở rộng chương trình dự phòng trước phơi nhiễm HIV cấp quốc gia tại 27 tỉnh, thành phố, Việt Nam đã sẵn sàng triển khai mở rộng hơn nữa chương trình này dựa trên thành công của PrEP trên toàn cầu trong việc kiểm soát dịch HIV. Tham dự và chủ trì có PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Cùng tham dự còn có Lãnh đạo và chuyên viên Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Chuyên gia CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, Lãnh đạo Sở Y tế và trung tâm Kiểm soát bệnh tật của 7 tỉnh thành phố được CDC Hoa Kỳ Hỗ trợ; đại diện các phòng khám tư nhân và công lập tham gia chương trình PrEP và đại diện cộng đồng tại 7 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bình Dương tham dự.

28-9-toan-canh.jpg

Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chia sẻ kết quả đánh giá chương trình PrEP sau hai năm triển khai mở rộng và công bố mở rộng thêm các tỉnh, thành mới tại Việt Nam, đồng thời coi đây là một phần cam kết quốc gia nhằm chấm dứt HIV vào năm 2030. 

Tháng 06/2017, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã khởi động chương trình thí điểm PrEP lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các bài học kinh nghiệm tại mô hinh hình thí điểm này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ đặc thù cho nhóm đích về dịch vụ HIV/AIDS tại cơ sở y tế công hoặc tư nhân. Các mô hình đa dạng này đã được bắt đầu đưa vào triển khai trong chương trình mở rộng PrEP cấp quốc gia vào tháng 11 năm 2018 tại 11 tỉnh, thành phố do PEPFAR tài trợ.
Phát biểu tại Hội thảo PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: chúng tôi rất vui mừng việc tiếp tục triển khai chương trình PrEP trên 27 tỉnh, thành mới. Hiện tại, chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là hoàn toàn miễn phí. Điều này cho phép những người có nguy cơ nhiễm HIV cao có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng dụng vụ PrEP. Đến năm 2020, toàn quốc đã có hơn 12.000 khách hàng đã từng tham gia chương trình PrEP, vượt chỉ tiêu 50% đặt ra năm 2020. Sau 2 năm triển khai, chung tôi vui mừng công bố chưa có một ca sử dụng PrEP có HIV.

28-9-c-phan-huong-1.jpg

PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu khai mạc hội thảo.

 

Theo các chuyên gia, khi được sử dụng đúng cách, PrEP là một trong những phương pháp dự phòng HIV hiệu quả nhất. Năm 2014, WHO đã khuyến cáo cung cấp PrEP cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Năm 2015, WHO đã mở rộng khuyến cáo cung cấp PrEP cho tất cả những người có nguy cơ nhiễm HIV cao.

28-9-anh-hai.jpg

Tại Hội thảo, Các đại biểu đã được nghe BS. Nguyễn Hữu Hải trình bày kết quả triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Một điểm mới của chương trình điêu trị dự phòng trước phơi nhiễm năm nay có thêm PrEP tình huống. Hiện nay theo báo cáo thì có 254 khách hàng sử dụng PrEP theo tình huống. Theo chia sẻ tại hội thảo thì có 76 cơ sở y tế nhà nước cung cấp dịch vụ PrEP cho khoảng hơn 6000 khách hàng và Y tế tư nhân với 20 cơ sở cung cấp cho khoảng 5800 khách hàng. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa phương có số khách hàng sử dụng PrEP nhiều nhất.

28-9-tung.jpg

Theo Ths. Trần Thanh Tùng, Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS: Xu hướng truyền thông năm tới sẽ tập trung vào nhóm đích MSM; đa dạng hóa truyền thông qua mạng xã hội cũng như các ứng dụng hẹn hò và tạo ra chiến dịch thân thiện với người dùng đồng thời chú ý đến những người có ảnh hưởng đến khách hàng đích.

Chương trình truyền thông tạo cầu cũng là một trong những chương trình quan trọng nhằm thu hút và tăng số lượng khách hàng tham gia sử dụng PrEP. Trong đó, các kênh truyền thông qua mạng xã hội như Facebook, các ứng dụng hẹn hò của nhóm đồng tính Nam (Blued) cũng rất quan trọng vì giúp tăng cường quảng bá chương trình PrEP. Những mạng xã hội và ứng dụng này khu trú và quảng bá trực tiếp đến đối tượng đích, thu hút sự quan tâm của các đối tượng đích. Đồng thời việc tiếp tục truyền thông đại chúng và truyền thống cũng giúp tiếp cận các khách hàng đến với chương trình. 

28-9-thanh-thuy.jpg

Chia sẻ tại hội thảo, BS. Cao Thị Thanh Thủy, Phòng khám SHP, Bệnh viện đại học Y Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm PrEP. Từ tháng 5/2019, Phòng khám Sống Hạnh phúc – SHP triển khai chương trình điều trị PrEP. Tại phòng khám đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông như xây dựng trang web truyền thông, xây dựng quy trình chuẩn triển khai PrEP, nhằm nâng cao chất lượng cung cấp PrEP cho khách hàng. Đến với phòng khám SHP, khách hàng có thể nhận được các dịch vụ thân thiện và đa dạng như tư vấn xét nghiệm HIV, khám chữa bệnh, tư vấn sử dụng nghiện chất, chẩn đoán và điều trị viêm gan B, C; điều trị PrEP, PEP, STIs và các vật dụng can thiệp BCS…

28-9-dai-dien-tinh.jpg
Cũng tại hội thảo, Các đại biểu được chia sẻ từ phòng khám tư nhân Hùng Vương về việc kết nối các nhóm cộng đồng để kết nối và hỗ trợ khách hàng sử dụng PrEP và bài học kinh nghiệm về việc mở rộng điều trị PrEP tại Úc: tăng trưởng khách hàng, các mô hình điều trị và hỗ trợ duy trì điều trị PrEP và đại diện CDC Hoa Kỳ giới thiệu quy trình duy trì dịch vụ PrEP. Tại hội thảo nhiều ý kiến của đại biểu được đưa ra để triển khai và duy trì chương trình PrEP trong thời gian tới khi mà chỉ tiêu trong các năm tới là tương đối cao và thách thức…

Thu Phương