CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin địa phương > Khởi động và triển khai Kế hoạch tăng cường sự tham gia của ...

Thứ Ba, 21/01/2025 | 05:32:33 GMT+7

Khởi động và triển khai Kế hoạch tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư và cung cấp hàng hóa và dịch vụ HIV/AIDS giai đoạn 2024-2026, tỉnh An Giang

15/08/2024 | 353 lượt xem | T-Hà

Ngày 15/08/2024, Sở Y Tế & Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang đã tổ chức sự kiện Khởi động Kế hoạch tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân của tỉnh An Giang trong đầu tư và cung cấp hàng hóa và dịch vụ HIV/AIDS giai đoạn 2024-2026. 
 

 

Tham dự và chủ trì có BS. Phan Vân Điền Phương - Phó Giám đốc Sở Y Tế An Giang Cùng tham dự có BS. CKII. Dương Anh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang; đại diện Cục phòng chống HIV/AIDS; TS. Nguyễn Tuyết Nga, Trưởng đại diện tổ chức PATH tại Việt Nam, BS Khin Zarli Aye, Giám đốc dự án USAID/PATH STEPS, đại diện USAID Việt Nam; đại diện các chuỗi nhà thuốc, công ty, tập đoàn, doanh nghiệp xã hội, phòng khám tư và tổ chức cộng đồng, các trung tâm y tế đang tham gia các hoạt động  phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh An Giang. 

 
BS. Phan Vân Điền Phương - Phó Giám đốc Sở Y Tế An Giang cùng đại diên Cục Phòng, chống HIV/AIDS, USAID, PATH và các đối tác thực hiện nghi thức tại Lễ khởi động
Tại Lễ khởi động, ông Huỳnh Minh Trí, Khoa PC HIV/AIDS-Lao-Da liễu, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật đã chia sẻ nội dung Kế hoạch Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư và cung cấp sản phẩm, dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh An Giang, giai đoạn 2024-2026 (Kế hoạch PSE). Kế hoạch bao gồm 2 mục tiêu chính: (1) Huy động, tăng cường tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ HIV, tăng ít nhất 10% đến cuối 2026; (2) Hoàn thiện công cụ theo dõi, đánh giá sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư, cung cấp sản phẩm và dịch vụ phòng chống HIV ở tỉnh. Theo kế hoạch, tỉnh An Giang sẽ triển khai các hoạt động chính bao gồm: (1) Đánh giá hàng năm về việc triển khai Kế hoạch tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trên địa bàn tỉnh An Giang; (2) Nâng cao năng lực cho khu vực tư nhân; (3) Truyền thông, nâng cao nhận thức, tăng tính tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ HIV do khu vực tư nhân cung cấp; (4) Đánh giá các mô hình hiệu quả do khu vực tư nhân triển khai tại tỉnh An Giang; (5) Xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá và thu thập thông tin về tham gia đầu tư và cung cấp sản phẩm và dịch vụ HIV/AIDS tại địa phương; (6) Tổ chức hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm đánh giá sự tham gia của khu vực tư nhân.
 
BS. Phan Vân Điền Phương, Phó giám đốc Sở Y tế An Giang, phát biểu tại sự kiện
Đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS là một định hướng, mục tiêu mới nhằm đảm bảo tính bền vững của chương trình, đặc biệt khi nguồn hỗ trợ quốc tế cho chương trình giảm dần. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đánh giá cao tính chủ động và tinh thần quyết của tỉnh An Giang khi nhanh chóng xây dựng và ban hành kế hoạch PSE, nhằm huy động khu vực tư nhân vào công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới. 

 
TS. Nguyễn Tuyết Nga, Trưởng đại diện Tổ chức PATH tại Việt Nam phát biểu lại sự kiện
      Đại diện cho tổ chức PATH, TS. Nguyễn Tuyết Nga, Trưởng đại diện Tổ chức PATH tại Việt Nam, đánh giá cao sự tham gia và hợp tác của các đối tác tư nhân, như các tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp XH, các phòng khám tư, phòng khám cộng đồng, các công ty dược và TTB y tế và chuỗi nhà thuốc trong việc góp phần xây dựng, hình thành và thúc đẩy sự phát triển của thị trường sản phẩm và dịch vụ HIV do khu vực tư cung cấp. Tổ chức PATH cùng Dự án USAID/PATH STEPS cam kết đồng hành và hỗ trợ Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang và các đối tác tư nhân đưa ra các sáng kiến, giải pháp mới để thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước với tư nhân, giữa các đối tác tư nhân để đóng góp cho việc triển khai hiệu quả Kế hoạch của tỉnh đã đề ra.
      Tại sự kiện, các đại biểu cùng thống nhất nội dung, mục tiêu kế hoạch và đề xuất các hoạt động ưu tiên cho giai đoạn 4 tháng cuối năm 2024 bao gồm thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật về PSE và tổ chức họp định kỳ; Xây dựng tiêu chí, chỉ số thu thập và đánh giá về sự tham gia của khu vực tư nhân; Lập danh sách các đơn vị tư nhân và tìm hiểu khả năng, nhu cầu trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ HIV/AIDS; và Tổ chức các cuộc họp hợp tác trong cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV.
Kết thúc lễ khởi động, lãnh đạo Sở Y tế An Giang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với khu vực tư nhân trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan đến HIV tại tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh các chương trình tài trợ có thể giảm dần trong thời gian tới. Sở Y tế sẽ phối hợp với các đối tác tư nhân để tìm hiểu nhu cầu, thảo luận cơ hội phát triển các hình thức hợp tác công - tư nhằm mở rộng thị trường thương mại cho sinh phẩm tự xét nghiệm HIV và các sản phẩm dịch vụ khác trong lĩnh vực HIV/AIDS. “Trong quá trình triển khai chương trình, có thể sẽ có những thách thức. tuy nhiên tỉnh An Giang cùng các đối tác sẽ tiếp tục cùng đồng lòng với sự quyết tâm cao triển khai những sáng kiến cũng như mô hình dịch vụ mới từ các đối tác để nâng cao hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS” BS. Phan Vân Điền Phương phát biểu: Kế hoạch PSE tại An Giang đánh dấu một bước quan trọng trong việc gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư và cung cấp sản phẩm và dịch vụ HIV tại tỉnh.

Một hoạt động nổi bật trong công tác huy động cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới sự công bằng và bền vững trong tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS chất lượng cao là hoạt động thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp (hay còn gọi là hợp đồng xã hội). Ngày 29/11/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5466/QĐ-BYT phê duyệt "Đề án thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp”. Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các cơ quan và đối tác xây dựng Hướng dẫn triển khai thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp giai đoạn 2022-2024.
Hiện nay, tại Việt Nam, đề án thí điểm HĐXH đã và đang được triển khai tại 8/9 tỉnh/thành phố: Đồng Nai, Tây Ninh, Điện Biên, Tiền Giang, Hải Phòng, Bình Dương, Cần Thơ và Kiên Giang. 
Các tổ chức cộng đồng đã tham gia góp phần vào hầu hết các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ đóng góp ý kiến trong khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; xây dựng kế hoạch, đến tổ chức triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ và theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình đặc biệt là việc cung cấp một số dịch vụ mà các tổ chức cộng đồng có lợi thế. Một lợi thế khác là các tổ chức cộng đồng ngày nay cũng rất nhanh nhạy và có lợi thế đó là tiếp cận, truyền thông nâng cao nhận thức cho các đối tượng đích: Các tổ chức cộng đồng tổ chức truyền thông qua mạng xã hội như facebook; zalo; ticktok, livestream rất nhanh nhạy, sáng tạo, phù hợp với thị hiếu của đối tượng đích nên thu hút sự quan tâm của cộng đồng những người có hành vi nguy cơ cao.
Hợp đồng xã hội (HĐXH) là một chiến lược quan trọng để duy trì sự tham gia của các tổ chức xã hội cung cấp trực tiếp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh nguồn tài trợ quốc tế bị cắt giảm và chính phủ phải đảm bảo nguồn lực trong nước cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Chương trình thí điểm mô hình hợp đồng xã hội đã cho thấy những bước tiến quan trọng để từng bước tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và hướng đến kiểm soát dịch vào năm 2030.

 
Các đại biểu chụp hình kỉ niệm tại sự kiện.