CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tổ chức Y tế Thế giới ngừng thử nghiệm hydroxychloroquine ...

Thứ Sáu, 29/03/2024 | 12:02:00 GMT+7

Tổ chức Y tế Thế giới ngừng thử nghiệm hydroxychloroquine và thuốc chữa HIV trong điều trị Covid-19

02/10/2020 | 5157 lượt xem

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố không tiếp tục thử nghiệm thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine cũng như kết hợp các loại thuốc điều trị HIV là lopinavir/ritonavir trên người bệnh Covid-19 phải nhập viện do những loại thuốc này không thể hạn chế được tỷ lệ tử vong.

Trong tình hình dịch COVID 19 vẫn đang gia tăng mạnh trên thế giới kéo theo nhiều triệu người mắc và hàng trăm ngàn người tử vong, song song với việc nghiên cứu và chế tạo các vắc xin phòng ngừa, các nhà khoa học cũng tăng cường tìm các phác đồ điều trị nhằm hạn chế tử vong do vi rút Corona gây ra. Trong các phác đồ thử nghiệm thời gian qua có việc sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine cũng như kết hợp các loại thuốc điều trị HIV là lopinavir/ritonavir trên người bệnh Covid-19 phải nhập viện.

17-7-who.jpg

Ngài Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO

Tuy nhiên, ngày 04 tháng 7 năm 2020, WHO đã tuyên bố: “Các kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy hydroxychloroquine và lopinavir/ritonavir hiệu quả rất thấp hoặc không thể làm giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh Covid-19 nhập viện khi so sánh với tiêu chuẩn chăm sóc. Các điều tra viên thống nhất sẽ ngừng hoạt động thử nghiệm ngay lập tức”.
Cũng theo WHO, cơ quan này đưa ra quyết định nêu trên dựa trên khuyến cáo từ Ủy ban chỉ đạo quốc tế của cuộc thử nghiệm thuốc chữa trị Covid-19 đang được tiến hành ở nhiều nước. Quyết định này sẽ không ảnh hưởng đến những nghiên cứu khác có sử dụng các loại thuốc nêu trên cho những người bệnh không phải nhập viện hoặc như một biện pháp phòng bệnh.
Ngoài ra, WHO cũng đang nghiên cứu tác dụng tiềm tàng của thuốc kháng virus Remdesivir do hãng dược phẩm Gilead Sciences của Mỹ sản xuất đối với người bệnh Covid-19.

KT