Ngày 3/10/2024, tại Hà Nội trường Đại học Y Hà Nội phối hợp đã phối hợp với cơ quan Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy và tội phạm (UNODC) tổ chức Tọa đàm “Cơ hội tiếp cận chăm sóc và điều trị cho người sử dụng ma túy tại cộng đồng”.
Ngày 3/10/2024, tại Hà Nội trường Đại học Y Hà Nội phối hợp đã phối hợp với cơ quan Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy và tội phạm (UNODC) tổ chức Tọa đàm “Cơ hội tiếp cận chăm sóc và điều trị cho người sử dụng ma túy tại cộng đồng”.
Tham dự buổi tọa đàm, có Ths. Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cùng PGS.TS. Lê Minh Giang, Viện trưởng Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phó Giám đốc phụ trách, Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu về Lạm dụng chất và HIV, Đại học Y Hà Nội và bà Sanita Suhartono, chuyên gia toàn cầu về điều trị ma túy của UNODC đồng chủ trì với sự quan tâm tham dự của các đại biểu đến từ Tòa án Nhân dân tối cao, Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Bộ Lao động, thương binh và Xã hội; Đại học Y Hà Nội, Đại học Lao động xã hội; đại diện của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và các nhóm cộng đồng.
Phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm, bà Sanita Suhartono, chuyên gia toàn cầu về điều trị ma túy của UNODC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc và điều trị cho người sử dụng ma túy dựa trên các bằng chứng khoa học. Qua nhiều năm làm việc với các cơ quan chính phủ và các chuyên gia, bà đã rút ra rằng các chương trình can thiệp dựa trên bằng chứng không chỉ giúp giảm thiểu tác hại mà còn mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong bối cảnh các chất ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng. Bà cũng nhấn mạnh rằng Mỹ từng đối mặt với vấn nạn ma túy tổng hợp và thông qua những kinh nghiệm ứng phó đó, Mỹ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để hỗ trợ các nước khác, bao gồm Việt Nam, trong việc phát triển các chương trình can thiệp hiệu quả hơn.
Trong bài phát biểu, bà Sanita nhấn mạnh nguyên tắc chính cho điều trị hiệu quả là Tăng cường điều trị rối loạn sử dụng ma túy thông qua phối hợp hiệu quả giữa hệ thống tư pháp hình sự và các dịch vụ y tế, trong đó, quan niệm rối loạn sử dụng ma túy là vấn đề về sức khỏe hơn là hành vi phạm tội, và theo quy tắc, những người mắc rối loạn sử dụng ma túy nên được điều trị trong hệ thống chăm sóc y tế chứ không phải là trong hệ thống tư pháp hình sự. Bà cũng giới thiệu về chương trình xây dựng hệ thống ATI mà bản chất là coi điều trị như một biện pháp thay thế cho hệ thống tư pháp hình sự đối với rối loạn sử dụng ma túy. Chương trình ATI có thể sẽ được công bố vào tháng 3/2025, và Việt Nam sẽ là một địa chỉ thử nghiệm ATI, triển khai điều trị như một biện pháp thay thế.
TS. Nguyễn Thu Trang, Đại học Y Hà Nội trình bày về mô hình chăm sóc, điều trị cho người sử dụng ma túy (NSDMT) tại cộng đồng ở Việt Nam lại đề cao vai trò của Công an trong việc phát hiện, quản lý NSDMT tại cộng đồng cũng như tại các cơ sở cai nghiện tập trung, thậm chí là trại giam đối với những NSDMT vi phạm pháp luật và kể cả NSDMT sau cai nghiện trở về hòa nhập cộng đồng. Điều này đã được chứng minh trong thực tế. Tất nhiên, ở mọi thời điểm, mọi nơi chốn trong cuộc đời của NSDMT thì trách nhiệm quản lý và tạo cơ hội cho họ tiếp cận với chăm sóc điều trị (cơ quan y tế) không chỉ thuộc về Công an, mà là sự chung tay của gia đình và toàn xã hội.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Ths. Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề xuất cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa ngành Công an và Y tế để phát hiện sớm người sử dụng ma túy (NSDMT) tại những thời điểm quan trọng, nhằm can thiệp và điều trị kịp thời, hiệu quả. Điều này sẽ giúp nhiều NSDMT được tiếp cận với các chất thay thế, chẳng hạn như Methadone. Ths. Sơn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp ba lực lượng chính trong công tác phòng, chống ma túy: ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đảm nhận việc giảm cầu, Công an chịu trách nhiệm giảm cung, và ngành Y tế tập trung vào giảm tác hại. Giam giữ bắt buộc vẫn là biện pháp cần thiết đối với một số đối tượng đặc biệt, đặc biệt là trong bối cảnh ma túy tổng hợp đang tiềm ẩn nguy cơ ở nhiều nơi.
Đại diện C04 Bộ Công an phát biểu
Đại biểu chụp ảnh kỉ niệm