CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > Triển khai mở rộng chương trình PrEP tại 26 tỉnh tại Việt ...

Thứ Tư, 24/04/2024 | 06:40:43 GMT+7

Triển khai mở rộng chương trình PrEP tại 26 tỉnh tại Việt Nam sau ba năm khởi động

15/04/2020 | 2226 lượt xem

Sau ba năm kể từ khi khởi động kế hoạch mở rộng chương trình dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cấp quốc gia tại 26 tỉnh, thành phố, Việt Nam đã sẵn sàng triển khai mở rộng hơn nữa chương trình này dựa trên thành công của PrEP trên toàn cầu trong việc kiểm soát dịch HIV.

8-8-hoi-thao-1-n-m.jpg

PGS. TS. Phan Thị Thu hương phát biểu tại Hội thảo PrEP Việt Nam - Một năm nhìn lại

Tháng 06/2017, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, USAIDS/PATH Healthy Markets (HM), UNAIDS để khởi động chương trình thí điểm PrEP lần đầu tiên ở Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ đặc thù cho các nhóm đích để họ có thể lựa chọn tiếp cận dịch vụ PrEP tại cơ sở y tế công hoặc tư. Các mô hình đa dạng này đã được bắt đầu đưa vào triển khai trong chương trình mở rộng PrEP cấp quốc gia từ tháng 11 năm 2018 tại 11 tỉnh, thành do PEPFAR tài trợ.

Kể từ đó, đã có hơn 6.000 người đăng ký sử dụng PrEP, trong đó có 3.946 người mới tham gia PrEP trong năm 2019. “Điều này cho thấy rõ nhu cầu về PrEP tại Việt Nam”, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục Trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết. “Chúng tôi rất vui mừng về việc tiếp tục triển khai mở rộng chương trình PrEP tới 15 tỉnh,thành phố mới. Chỉ riêng trong giai đoạn 2019 -2020, Quỹ Toàn cầu đã cam kết hỗ trợ nguồn vốn không hoàn lại cho Việt Nam để can thiệp phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Điều này cho phép những người có nguy cơ nhiễm HIV cao có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ PrEP.”


Mặc dù việc sử dụng PrEP đang gia tăng ở Việt Nam, nhưng cần có nhiều người tiếp cận dịch vụ này hơn nữa để có thể đạt được tác động làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới trong cộng đồng. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang nỗ lực trong việc nhân rộng PrEP tới hơn 26 tỉnh, thành phố khác trên khắp Việt Nam.

Khi được sử dụng đúng cách, PrEP là một trong những phương pháp dự phòng HIV hiệu quả nhất. Năm 2014, WHO đã khuyến cáo cung cấp PrEP cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Sau đó, trên cơ sở bằng chứng rõ ràng hơn về hiệu quả và khả năng chấp nhận PrEP, năm 2015, WHO đã mở rộng khuyến cáo cung cấp PrEP cho tất cả những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Tại Việt Nam, các nhóm đích có nguy cơ nhiễm HIV bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, những người tiêm chích ma túy và bạn tình, bạn chích âm tính của người nhiễm HIV mà tải lượng vi-rút chưa ở ngưỡng ức chế.

8-8-khai-truong-glink.JPG

Phòng khám Glink khai trương năm 2019 tại Hà Nội

Doanh nghiệp xã hội Glink đã tham gia chương trình PrEP ngay từ những ngày đầu. Đây là đơn vị đã cung cấp dịch vụ PrEP trong chương trình can thiệp thí điểm, và kể từ khi bắt đầu khởi động đến nay, Glink đã cung cấp dịch vụ PrEP cho hơn 1,500 người. Ông Lê Minh Thành, CEO và người sáng lập của Glink cho biết: "Thật tuyệt vời! Chương trình PrEP mở rộng ngoài việc có ý nghĩa là PrEP sẽ sẵn có và dễ tiếp cận hơn đối với những người thực sự có nhu cầu, đây còn là một cơ hội tuyệt vời cho các phòng khám của cộng đồng”. Glink, khởi đầu là một nhóm tự lực MSM được thành lập năm 2009 tại TP HCM, đã nhìn thấy cơ hội phát triển thành một doanh nghiệp xã hội thành công.

8-8-an-hao.JPG

Đoàn công tác Cục Phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ kỹ thuật về PrEP tại Phòng khám Galant (An Hảo)

Trong hơn một năm triển khai dịch vụ PrEP có trợ giá nhưng chưa miễn phí, Galant đã đón tiếp hơn 800 khách hàng đến tư vấn, sàng lọc và tham gia uống PrEP. Điểm mạnh của Galant là có giờ khám bệnh linh hoạt từ 7h30-20h mỗi ngày cả Thứ bảy và Chủ nhật, thủ tục nhanh gọn…

Từ tháng 6/2019, do nhận được nguồn thuốc PrEP miễn phí từ chương trình PEPFAR (từ Hoa Kỳ) thông qua Bộ Y tế và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP. Hồ Chí Minh, Galant sẽ miễn phí hoàn toàn tiền thuốc PrEP nhằm tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận PrEP dễ dàng và thuận tiện hơn tại phòng khám tư.
Việc triển khai chương trình PrEP miễn phí tại phòng khám do các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) quản lý là hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh 40% ca nhiễm mới mỗi năm thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Hiện nay cả nước có hơn 230 ngàn người nhiễm HIV, TP. Hồ Chí Minh chiếm 20% do vậy đẩy mạnh công tác dự phòng là điều cần được quan tâm sâu sắc và y tế tư nhân với sự tiện lợi trong dịch vụ, linh hoạt về thời gian thăm khám bệnh là yếu tố rất lớn để thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ.”

8-8-phong-kham-thanh-minh.JPG

Đoàn công tác Cục Phòng, chống HIV/AIDS tham gia hỗ trợ kỹ thuật về PrEP tại Phòng khám Hùng Vương, Long An

8-8-pk-ky-dong.JPG

Cục Phòng, chống HIV/AIDS tham gia hỗ trợ kỹ thuật về PrEP tại Phòng khám đa khoa Kỳ Đồng, Hải Phòng