CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > “Từ nghiên cứu đến chương trình - Quan hệ đối tác chăm sóc ...

Thứ Sáu, 22/11/2024 | 14:40:29 GMT+7

“Từ nghiên cứu đến chương trình - Quan hệ đối tác chăm sóc lấy con người làm trung tâm cho những người tiêm chích ma túy”

08/05/2023 | 862 lượt xem | Minh Thắm

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ các sự kiện bên lề của Hội nghị lần thứ 49 của Hội đồng Điều hành Quỹ Toàn cầu mà Việt Nam đăng cai tổ chức từ 08-12/5/2023 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Tổ chức Phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi ANRS (Pháp) đồng tổ chức. 

Hội nghị có sự tham dự của PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Ông Didier Laureillard, điều phối viên người Pháp cho dự án ANRS tại Việt Nam; Ông Ralf Jurgens, Cố vấn kỹ thuật cấp cao, Ban Nhân quyền, Quyền và Giới, Quỹ Toàn cầu; Ông Phạm Minh Khuê, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, đồng chủ nhiệm Dự án DRIVE-C; Bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng SCDI, Hà Nội cùng gần 100 đại biểu đến từ Quỹ toàn cầu; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Đại học Y Dược Hải Phòng và các tổ chức cộng đồng của người sử dụng ma túy.

Sự kiện thu hút được sự quan tâm của đông đảo đại biểu nhờ những thành tựu của Việt Nam trong việc đẩy lùi đại dịch HIV trong nhóm Người tiêm chích ma túy (NTCMT). Nếu như vào những năm 2001-2002, tiêm chích heroin là nguyên nhân chính làm lây truyền HIV ở Việt Nam, với tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy là khoảng 30%, thì hiện nay Việt Nam đã lọt vào nhóm một số ít quốc gia đã khống chế dịch HIV trong nhóm tiêm chích ma túy với tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm này là 0.4/100 người năm.

Để đạt được thành tựu trên, PGS.TS. Phan Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Trước hết là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự quyết tâm chính trị của Lãnh đạo các cấp. Quan điểm chỉ đạo này đã được luật hoá và đưa vào các chính sách. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã triển khai các can thiệp toàn diện cho người tiêm chích ma túy, dự phòng lây nhiễm HIV dưới nhiều hình thức phong phú và phù hợp, bao gồm: phân phát bơm kim tiêm sạch, điều trị bằng Methadone, xét nghiệm HIV diện rộng, điều trị ARV và gần đây là điều trị Viêm gan C, PrEP.

Ông Phạm Minh Khuê, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, đồng chủ nhiệm Dự án DRIVE-C

Tại sự kiện, các đại biểu cũng được chia sẻ những thông tin về quan hệ đối tác phát triển từ một dự án nghiên cứu về một chủ đề duy nhất thành một nền tảng chuyển các kết quả nghiên cứu thành một chương trình lấy con người làm trung tâm.

Một trong những sáng kiến thành công ở Việt Nam là dự án nghiên cứu DRIVE được phát triển cách đây hơn một thập kỷ theo yêu cầu của Bộ Y tế Việt Nam nhằm xác định một gói can thiệp có thể ngăn chặn lây truyền HIV trong nhóm người tiêm chích ma túy (NTCMT).

Dự án nghiên cứu DRIVE 2016-2021 (được tài trợ bởi ANRS và NIDA) với mục tiêu đánh giá can thiệp phối hợp điều trị và dự phòng HIV cho cộng đồng người nghiện chích ma tuý  tại Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu DRIVE thêm bằng chứng khẳng định dịch HIV ở người nghiện chích ma tuý tại Hải Phòng đã kết thúc (tỷ lệ mới mắc dưới 1/100 người). Hải Phòng chuyển sang chiến lược phù hợp với dịch HIV là tập trung hỗ trợ người nghiện chích ma tuý duy trì  điều trị và xử lý thách thức mới về việc sử dụng Methamphetamine tràn lan, hay triển khai mang MMT về nhà, và vấn đề sức khoẻ tâm thần ở người sử dụng ma tuý.

Bà Francoise Barre-Sinoussi, người đoạt giải Nobel, Pháp, nguyên điều phối viên ANRS tại Việt Nam chia sẻ quan Zoom cho biết: dự án DRIVE là một mô hình thành công dựa trên cộng đồng đáp ứng các nhu cầu về HIV. Các dịch bệnh trong tương lai muốn thành công phải dựa vào cộng đồng và mô hình này có thể áp dụng cho bất kỳ dịch bệnh nào trong tương lại tại Việt Nam.

DRIVE đã đóng góp mô hình điều tra mở rộng lấy mẫu ngẫu nhiên có kiểm soát (RDS) tại cộng đồng, lồng ghép với kết hợp chuyển gửi điều trị MMT, ART với sự hỗ trợ của cộng đồng như là một công cụ dùng cho triển khai đánh giá dịch HIV tại địa phương và phát hiện vấn đề cần can thiệp; một mô hình can thiệp phù hợp với dịch địa phương; cũng là một cơ hội giải quyết các vấn đề sức khoẻ khác của người nghiện chích ma tuý như đồng nhiễm viên gan, lao, sức khoẻ tâm thần. Mô hình DRIVE đã được chuyển sang áp dụng trong chương trình CHEER đánh giá dịch HIV và can thiệp trên cả đối tượng tiêm chích ma tuý và MSM trên địa bàn 5 tỉnh của Quỹ Toàn cầu trong các năm 2021-2022.

Bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng SCDI, Hà Nội

Từ kết quả của DRIVE, các nghiên cứu nhánh DRIVE C, DRIVE MIND, DRIVE COVID, DRIVE TB được phát triển để can thiệp về các bệnh HCV, loạn thần, COVID và lao ở cộng đồng người tiêm chích ma tuý

Bà Cao Thị Kim Giang, Trưởng nhóm CBO của người sử dụng ma túy tại Hải Phòng, Việt Nam