CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > Bảo hiểm Y tế với 10 năm với công tác đảm bảo tài chính ...

Thứ Bảy, 23/11/2024 | 19:50:31 GMT+7

Bảo hiểm Y tế với 10 năm với công tác đảm bảo tài chính phòng, chống HIV/AIDS

24/11/2022 | 1970 lượt xem | Tùng Hiếu

Quỹ Bảo hiểm y tế là bước đột phá của chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam với 95% người nhiễm HIV tham gia Bảo hiểm y tế (tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm). Đến nay, trung bình mỗi năm, Quỹ chi trả 400 tỷ đồng, trong đó khoảng 200 tỷ đồng cho dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế và 200 tỷ đồng cho thuốc ARV từ nguồn quỹ Bảo hiểm y tế.

Đó là Khẳng định của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương trong bài phát biểu Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Qua 10 năm nỗ lực không ngừng với cam kết chính trị mạnh mẽ của chính quyền các cấp từ trung ương đến các tỉnh, thành phố; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành trong quá trình xây dựng các cơ chế chính sách; sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ, Việt Nam đã thực hiện tiến trình chuyển đổi các nguồn lực tài chính trong nước cho công tác HIV/AIDS với nhiều kết quả ấn tượng. Bảo hiểm y tế  thực sự là giải pháp lâu dài và bền vững cho điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV. Nếu tham gia bảo hiểm y tế, người nhiễm HIV sẽ được chi trả từ 80% chi phí khám, chữa bệnh, bao gồm cả chi phí mua thuốc ARV. Nếu người nhiễm HIV thực hiện khám chữa bệnh tại tuyến xã hoặc thuộc đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi... thì sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh. Đặc biệt trong bối cảnh không còn tài trợ, người nhiễm HIV nhiều khả năng phải tự chi trả toàn bộ chi phí chữa bệnh thì bảo hiểm y tế là giải pháp đảm bảo việc điều trị bằng thuốc ARV được ổn định, bền vững và ít tốn kém nhất. 

Trong nhiều năm qua, điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV chủ yếu dựa vào các nguồn viện trợ quốc tế (đặc biệt là viện trợ của Chính phủ Mỹ thông qua PEPFAR và viện trợ của Quỹ Toàn cầu). Hiện nay, nguồn thuốc ARV viện trợ đã bị cắt giảm, đặc biệt là nguồn thuốc của PEPFAR. Để đảm bảo tính bền vững của điều trị HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương sử dụng nguồn BHYT để thanh toán thuốc kháng vi rút ARV cho người nhiễm HIV. Để thực hiện chủ trương này, trong những năm qua, Bộ Y tế đã phối hợp với BHXH Việt Nam và các địa phương khẩn trương thực hiện việc chuyển đổi điều trị ARV từ nguồn viện trợ sang BHYT. Hàng loạt giải pháp đã được thực hiện, như: Ban hành các văn bản pháp quy; kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS; mở rộng tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT; tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ARV sử dụng nguồn quỹ BHYT...

Sự kiện “Những bệnh nhân HIV/AIDS đầu tiên điều trị thuốc ARV từ nguồn BHYT”, đánh dấu một cột mốc quan trọng nhằm đảm bảo tài chính cho điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam. Cũng tại thời điểm này, 188 cơ sở điều trị ARV trên toàn quốc bắt đầu điều trị ARV cho bệnh nhân thông qua BHYT. Từ hôm nay, chúng ta sẽ từng bước mở rộng điều trị ARV cho người bệnh nhân HIV/AIDS thông qua BHYT; phấn đấu đến cuối năm nay sẽ có trên 40.000 bệnh nhân được nhận thuốc ARV qua BHYT và tiếp tục tăng nhanh trong năm 2020 và những năm sau.

Sự kiện là cột mốc quan trọng, nhưng chặng đường phía trước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và điều trị ARV nói riêng vẫn còn dài. Với những người không may bị nhiễm HIV: Hãy cố gắng tham gia BHYT và tuân thủ điều trị ARV theo đúng hướng dẫn của thày thuốc. Với các địa phương cần bố trí, huy động kinh phí để thực hiện mục tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT và hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV BHYT theo Quyết định 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Với cơ quan BHXH Việt Nam: Đề nghị các đồng chí phối hợp với Bộ Y tế để đảm bảo cung ứng thuốc ARV cho bệnh nhân có thẻ BHYT liên tục, kịp thời.Với các cơ sở điều trị: Đề nghị các đồng chí tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh HIV/AIDS được khám, chữa bệnh với chất lượng cao; ân cần, niềm nở, tránh kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; đảm bảo bí mật thông tin cá nhân cho người bệnh