CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Phản hồi của khách hàng

Thứ Bảy, 21/12/2024 | 23:34:08 GMT+7

Thế giới triển khai PrEP như thế nào trong tình hình Covid-19?

07/06/2021 | 1436 lượt xem

Trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19, xã hội ở hầu hết các quốc gia đều giãn cách, hạn chế người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, do vậy việc tăng cường công tác khám bệnh, chữa bệnh tại các tuyến là việc cần thiết.

Kinh nghiệm khám, chữa bệnh từ xa trên Thế giới
Trên Thế giới, từ cuối những năm 1950, xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin và tư vấn trong lĩnh vực y học, một số nước phát triển đã có những thử nghiệm khám chữa bệnh từ xa đầu tiên.
    Tới giữa thập kỷ 70, một số nước cũng đã thử nghiệm hoạt động khám chữa bệnh từ xa với quy mô lớn hơn, nhưng do không có đường truyền kết nối như bây giờ nên chi phí cho các hoạt động này rất cao. Do đó, các hoạt động thử nghiệm nhanh chóng bị dừng lại. Cho tới đầu những năm 90, hoạt động khám chữa bệnh từ xa mới bắt đầu được kết nối trở lại.
    Hiện nay, khi công nghệ thông tin có những phát kiến vượt bậc cùng với sự bao phủ của internet toàn cầu, khả năng truy cập internet và công nghệ di động đã giúp cho việc khám chữa bệnh từ xa trở thành nhu cầu chính đáng và khả thi hơn bao giờ hết. Các bệnh viện internet đã được thành lập và liên kết bước đầu chủ yếu chăm sóc bệnh mạn tính với tổng số người dùng lên tới 19 triệu (ước tính thống kê xu hướng cho từng quần thể đối với ba bệnh chính: tiểu đường, tăng huyết áp và suy tim). Trước năm 2015, Nhật Bản chỉ cho phép khám chữa bệnh từ xa cho những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính và sống ở vùng sâu, vùng xa nhưng từ sau năm 2015, việc kê đơn và điều trị theo phương thức khám chữa bệnh từ xa đã được cho phép tại nước này. Cho tới nay, trên toàn thế giới, nhiều nước như Hoa Kỳ, Bỉ, Phần Lan, Trung Quốc, Singapore … hệ sinh thái công nghệ y tế đang phát triển nhanh chóng. Các nước cũng đang thúc đẩy số hóa mở rộng trên các điểm kết nối internet khác nhau và các kiến thức chuyên môn y tế kỹ thuật số hàng đầu trên giới cũng có thể được tải trên nhiều ứng dụng với trọng tâm là khai thác các ứng dụng dữ liệu lớn để chăm sóc sức khỏe khách hàng. Với những lợi ích như sự linh hoạt, thuận tiện, giảm sự đi lại của bệnh nhân đối với các dịch vụ chăm sóc y tế, đặc biệt với các bệnh mạn tính cần thăm khám đơn giản và điều trị liên tục trong thời gian dài, trong bối cảnh dịch thiên tai, thảm họa và các dịch bệnh (như COVID 19) đang diễn tiến phức tạp trên quy mô lớn, việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh từ xa đã được phát triển nhanh chóng và áp dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Các kinh nghiệm trên thế giới trong cung cấp dịch vụ PrEP từ xa và PrEP lưu động
Có ba vấn đề chính khiến việc chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV gặp khó khăn trong thời kỳ dịch COVID-19 là: (1) việc thực hiện giãn cách xã hội làm giảm khả năng tiếp cận hoạt động xét nghiệm HIV và khiến mục tiêu đầu tiên của 90-90-90 trên toàn cầu của UNAIDS khó thực hiện được, (2) việc kết nối khách hàng tới các dịch vụ liên quan đến HIV bị gián đoạn, và (3) việc duy trì điều trị bằng thuốc ARV gặp khó khăn do khách hàng bị hạn chế tới bệnh viện. Đứng trước nguy cơ này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNAIDS và Mạng lưới toàn cầu những người đang chung sống với HIV đã cùng thảo luận và đưa ra những phương án đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, điều trị và dự phòng HIV được duy trì liên tục.
 
BYT triển khai chương trình khám chữa bệnh từ xa qua telehealth
Khám chữa bệnh từ xa trong đại dịch COVID-19 là một trong những thay đổi lớn trong thực hành y khoa. Đứng trước đại dịch này, hệ thống y tế đã buộc phải nhanh chóng chuyển đổi các hình thức cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS. Dịch COVID-19 đã thúc đẩy những bước tiến mới trong việc ứng dụng khám chữa bệnh từ xa và linh hoạt các hình thức cấp phát thuốc ARV. Nghiên cứu của Dandachi, D và cộng sự cho thấy, Phòng khám HIV ở bang Missouri, Hoa Kỳ đã sử dụng Zoom để thăm khám cho khách hàng qua video hoặc tư vấn qua điện thoại và được bảo mật bằng mã hóa và mật khẩu. Trong quá trình khám từ xa, phòng khám rà soát các kết quả xét nghiệm và cung cấp thuốc qua đường vận chuyển thông thường. Trong giai đoạn COVID-19, nhiều tổ chức của chính phủ và tư nhân đã mở rộng việc cấp phát thuốc ARV từ 30 ngày lên 60 hoặc 90 ngày cho bệnh nhân.  Nhiều hiệu thuốc cũng đã sử dụng hình thức vận chuyển thuốc tới tận nơi cho bệnh nhân. Nghiên cứu của Rogers, B.G và cộng sự năm 2020 cho thấy, hoạt động khám, chữa bệnh từ xa tại phòng khám Open Door Health (phòng khám đầu tiên được mở ra nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu và sức khỏe sinh sản cho cộng động LGBTQ+ tại Rhode Island, Hoa Kỳ) đã đảm bảo sự liên tục trong cung cấp dịch vụ gồm xét nghiệm khẳng định HIV và các dịch vụ khác cho cộng đồng LGBTQ+ trong suốt thời kỳ diễn ra dịch COVID-19. Các báo cáo cho thấy cả bệnh nhân và các đơn vị cung cấp dịch vụ đều hài lòng với việc khám, chữa bệnh từ xa. Nghiên cứu của Dourado và cộng sự năm 2020 về điều trị PrEP tại Châu Mỹ Latin trong giai đoạn COVID-19, tất cả các hoạt động tư vấn, thăm khám, liên hệ… đều được thực hiện qua điện thoại di động thông minh, và trên các ứng dụng như WhatsApp, Instagram và Facebook. Tất cả các cuộc hẹn khám bệnh từ xa được thực hiện bằng cách sử dụng hình ảnh video hoặc kết nối giọng nói, bao gồm cả sàng lọc ban đầu, tư vấn PrEP và các chiến lược khác của dự phòng HIV (tư vấn, sinh phẩm tự xét nghiệm HIV, hướng dẫn dự phòng COVID-19). Khám chữa bệnh từ xa (Tele-PrEP) là giải pháp tối ưu cho điều trị PrEP ngoại trừ lần đầu tiên của khách hàng PrEP .
Liên quan đến việc cung cấp dịch vụ PrEP lưu động (ở ngoài cơ sở y tế đã đăng ký),??? Một nghiên cứu khác của Jiang H, Zhou Y, Tang W năm 2020 về việc duy trì điều trị HIV trong bối cảnh COVID-19, các bệnh viện ở Thái Lan cho phép cung cấp thuốc ART từ 3 -6 tháng để giảm việc tái khám tại cơ sở y tế . Trung tâm quốc gia Trung Quốc về kiểm soát và dự phòng các bệnh AIDS/STD tại Thái Lan  đã ban hành danh sách các phòng khám và tổ chức quản lý điều trị, chăm sóc HIV lựa chọn cung cấp thuốc ARV cho bệnh nhân bằng hình thức vận chuyển tới nhà hoặc người bệnh đến tại các cơ sở được lựa chọn để nhận thuốc ARV thay vì phải trực tiếp đến đúng địa điểm mà họ đã nhận dịch vụ trước đó.

Thu Phương