CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > Gặp mặt các tổ chức Quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực ...

Chủ Nhật, 22/12/2024 | 08:17:43 GMT+7

Gặp mặt các tổ chức Quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS nhân dịp Giáng sinh và Năm mới 2024

14/12/2023 | 751 lượt xem | Trần T

Nhân dịp Lễ Giáng sinh và chúc mừng năm mới 2024, sáng ngày 13/12/2022, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã tổ chức buổi gặp mặt các tổ chức Quốc tế đang hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS
 

Đây là một hoạt động thường niên của Cục phòng, chống HIV/AIDS, là dịp để đánh giá lại thành tích trong công tác phòng chống HIV/AIDS trong năm qua, tôn vinh đóng góp cả về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức, những chuyên gia và người nước ngoài  đã dành cho Việt Nam .  

 
Toàn cảnh buổi gặp mặt

Tham dự buổi gặp mặt và chủ trì có PGS. TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tiến sỹ Angela Pratt – Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam; Ông Quinten Lataire, Quyền Giám đốc quốc gia UNAIDS Việt Nam; cùng tham dự còn có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các phòng, các Dự án thuộc Cục Phòng, chống HIV/AIDS và đại diện các tổ chức Quốc tế đang hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS: WHO, PEPFAR, US.CDC, USAID, HAIVN, AHF, PATH, EpiC FHI360, LHSS… 
 
Phát biểu tại buổi gặp mặt, PGS. TS. Phan Thị Thu Hương đã gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc và đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, các cá nhân đã, đang làm việc cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Mong rằng các tổ chức quốc tế tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa và hỗ trợ nhiều hơn nữa với Chính phủ Việt Nam trong các năm tiếp theo để đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Thay mặt cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS, đại diện Lãnh đạo các Phòng thuộc Cục điểm lại một số thành tựu quan trọng đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2023: 
 
TS. Nguyễn Việt Nga, Trưởng phòng Giám sát Xét nghiệm chia sẻ tại hoạt động
Thứ nhất, hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn trong đó Cục đã tham mưu một loạt các văn bản pháp quy bao gồm: Quyết định số 24/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Thông tư 04/2023/TT-BYT Quy định hình thức, quy trình thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính và tiếp cận thông tin người nhiễm HIV; Thông tư số 05/2023/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định Chế độ báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; THÔNG TƯ 07/2023/TT-BYT Hướng dẫn quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thứ hai là Tiếp tục triển khai Hướng dẫn tạm thời về Triển khai đáp ứng y tế công cộng với chùm lây nhiễm HIV” đã được ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ-AIDS ngày 11/11/2022. Về công tác xét nghiệm sàng lọc HIV đã bao phủ 100% tuyến huyện với hơn 1.300 cơ sở và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh/thành phố với 204 phòng xét nghiệm khẳng định. Tăng cường năng lực cảnh báo cho 45 tỉnh và nâng cao năng lực thực hiện PHCR cho 29 tỉnh. Thông qua dữ liệu các trường hợp mới được báo cáo, xét nghiệm gần đây và xác định các khoảng trống, hoàn thiện PHCR điển hình, ví dụ ở Kiên Giang, Cần Thơ và Cao Bằng. Xét nghiệm nhiễm mới đã được triển khai 33 tỉnh/thành phố trên cả nước. Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát dịch HIV. Đến nay, hệ thống thông tin quản lý người nhiễm HIV (HIV-INFO) phiên bản 4.0 và phần mềm quản lý điều trị PREP, ARV, cung ứng thuốc (HMED) đã được triển khai cho 63 tỉnh. Triển khai các hoạt động về Tele PrEP.
  
Ts. Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV cho biết:
Thứ tư, Việt Nam dẫn đầu trong công tác triển khai thông điệp K=K, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực và các nước được PEPFAR hỗ trợ ký cam kết triển khai hoạt động K=K với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Y tế. Công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và truyền thông tạo cầu cho giới trẻ được đa dạng hóa và đạt hiệu quả cao thông qua nhiều sự kiện truyền thông trong khu công nghiệp, trường học và truyền thông đa phương tiện.
Thứ năm là cùng với sự hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cục đã ban hành hướng dẫn phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân lao động và Tổ chức thành công Mít tinh cấp Quốc gia Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12 và các hoạt động Hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại Hải Phòng với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm và gần 2000 người tham dự Mít tinh. 
Thứ sáu, duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone với việc duy trì hơn 51.000 người bệnh tham gia điều trị trong đó hơn 3.000 người được cấp thuốc mang về nhà. Điều trị Methadone đã góp phần khống chế được tình hình nhiễm HIV trong người tiêm chích ma túy. Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng được giải thưởng hiệp hội giảm hại về bài báo xuất sắc về Kết quả triển khai chương trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone nhiều ngày. 
 
Ts. Đỗ Thị Nhàn, Trưởng Phòng Điều trị cho biết:
Thứ bảy, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực châu Á về việc triển khai chiến lược sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) với số lượng người sử dụng PrEP vượt quá 65.000 người vào năm 2023, đồng thời, trong giai đoạn từ 2020 đến 2023, đã có tổng cộng 96.500 người tham gia chương trình. Duy trì hơn 70% người dùng PrEP trong 3 tháng. Bên cạnh đó, những mô hình linh hoạt và đa dạng để triển khai PrEP, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Mô hình Phòng khám toàn diện và thân thiện OSS cũng được triển khai và mở rộng mang lại dịch vụ phòng ngừa toàn diện cho người sử dụng PrEP tại Việt Nam.
Thứ tám, nâng cao phân phối dịch vụ đặt con người làm trọng tâm bao gồm: tích hợp quản lý các bệnh đồng nhiễm khuẩn và bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS để đạt được mục tiêu thứ tư về 90 là hạnh phúc của người nhiễm HIV. Hiện có hơn 500 cơ sở điều trị HIV thực hiện sàng lọc lao, điều trị lao tiềm ẩn và hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lao. Hơn 60 cơ sở điều trị HIV đang triển khai chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ nhiễm HIV.
 

Ts. Dương Thúy Anh, Phó Chánh Văn phòng Cục cho biết:

Thứ chín, tăng cường hợp tác quốc tế về HIV avaf nâng cao vị trị của Việt Nam trong phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS trên toàn cầu.

Thứ mười, vận động chính sách ở tất cả các cấp và đề xuất các phương án cho phòng ngừa và kiểm soát HIV.
 
 Ông Quinten Lataire, Quyền Giám đốc quốc gia UNAIDS Việt Nam  


Đại diện Dự án EPIC của Cục chia sẻ tại cuộc gặp mặt
 
Bà Lê Hiền, Giám đốc chương trình bệnh không lây nhiễm tổ chức PATH chia sẻ tại cuộc họp

Bs Nguyễn Thu Hằng, Giám đốc AHF Việt Nam chia sẻ tại cuộc họp
 
Đại diện tổ chức BIDMC chia sẻ hoạt động tại buổi gặp mặt
 
Ông Daniel Levitt, Giám đốc FHI EpiC chia sẻ hoạt động tại cuộc gặp mặt.
   
  Đại diện các tổ chức quốc tế phát biểu cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
 

PGS.TS Phan Thị Thu Hương, điều hành thảo luận tại cuộc gặp mặt
 
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm