Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức “ Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam” nhằm ghi nhận thành tựu của chặng đường 10 năm chuyển đổi tăng dần tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam và định hướng các giải pháp đảm bảo tài chính nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Để đạt được những thành tựu này, không thể không nói đến sự hỗ trợ to lớn về nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong suốt nhiều năm qua mà có những thời điểm kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đóng góp tới 80% kinh phí chi cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên đứng trước xu thế chung của thế giới về cắt giảm nguồn lực tài trợ và để tăng tính tự chủ của các quốc gia trong đảm bảo nguồn lực tài chính thì Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ do đó cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế có công thư cho Thủ tướng Chính phủ thông báo lộ trình cắt giảm ngân sách cho phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2012. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng và trình Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1899/QĐ-TTg vào ngày 15/10/2013.
Theo báo cáo đánh giá Đề án Đảm bảo tài chính năm 2013-2020 thì Chính phủ 02 lần phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo từng giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 với Tổng kinh phí cho từng giai đoạn là: 2.110 tỉ với 2011-2015 và 877 tỉ với 2016-2020.
Mức độ đáp ứng triển khai từ 70-80% và tập trung vào Chi có mục tiêu bổ sung.
Mặt trước và sau của Triển lãm ảnh
Khu vực 1 là khu vực ngân sách với màu đỏ nhận diện bao gồm 5 ảnh:
Sự ra đời của Quyết định 1899/QĐ-TTg
Ảnh Hội nghị Khu vực tài chính bền vững phòng, chống HIV/AIDS các nước ASEAN
Phân bổ Tỷ trọng các nguồn tài chính
10 địa phương có chi ngân sách cao nhất gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Lai Châu, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Dương, Đồng Nai.
Từ năm 2011-2020, Có chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo các hoạt động thì từ những năm sau tập trung vào chi sự nghiệp y tế và đảm bảo hạng mục thiết yếu ở trung ương.