CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > PrEP lấy con người làm trung tâm: Định hình cách tiếp cận ...

Thứ Sáu, 27/12/2024 | 10:21:02 GMT+7

PrEP lấy con người làm trung tâm: Định hình cách tiếp cận của Việt Nam trong lồng ghép PrEP và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

25/07/2023 | 513 lượt xem | Trần Tùng

Đó là báo cáo của PGS.TS Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS tại phiên bên lề trong ngày 23/7/2023 của Hội nghị IAS lần thứ 12 về Khoa học HIV. 

Phiên họp bên lề do tổ chức PATH chủ trì với chủ đề Nâng tầm phòng ngừa lên một tầm cao mới: kết hợp PrEP với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu như một lộ trình để đạt được các mục tiêu phòng chống HIV và bao phủ sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Phiên tọa đàm có sự tham gia chia sẻ của TS. Kimberly E. GREEN, Giám đốc PATH Việt Nam, Midnight POONKASETWATTANA, Điều phối viên của APCOM Foundation, Thái Lan; Davina CANAGASABEY, Tổ chức PATH Hoa Kỳ, Chilufya KASANDA, Tổ chức vận động chính sách điều trị của Zambia. 
Mặc dù số ca nhiễm HIV mới hàng năm đã giảm 32% kể từ năm 2010, nhưng chúng ta vẫn còn kém xa so với mục tiêu phòng ngừa năm 2025, với dự kiến 1,2 triệu ca nhiễm mới vào năm 2025—gấp ba lần mục tiêu toàn cầu. Để đáp ứng các mục tiêu phòng ngừa vào năm 2030, chúng ta cần thực hiện công tác phòng chống HIV, bao gồm cả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), phù hợp hơn và dễ tiếp cận hơn đối với những người cần nó bằng cách chuyển sang đóng gói PrEP bền vững trong chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện. Phiên họp này sẽ nêu bật các cách tiếp cận thực tế đối với việc tích hợp PrEP trong các lĩnh vực dịch vụ (từ sức khỏe sinh sản và tình dục và giảm tác hại đến sức khỏe tâm thần và chăm sóc khẳng định giới tính) phù hợp với thanh thiếu niên và thanh niên, người chuyển giới và người sử dụng ma túy; mô hình hóa các dịch vụ PrEP tích hợp có thể trông như thế nào, bao gồm cả các sản phẩm PrEP thế hệ tiếp theo; và lập chiến lược về cách chính phủ, nhà tài trợ, cơ quan quy định, khu vực tư nhân và cộng đồng có thể cùng nhau hướng dẫn trong lĩnh vực mới này của các dịch vụ PrEP tích hợp, đáp ứng khách hàng.
 
Trình bày tại phiên họp, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ công tác điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (PrEP) tại Việt Nam cũng như việc đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ PrEP. Triển khai thí điểm từ năm 2017, mở rộng đến nay, Việt Nam đã triển khai tại 232 cơ sở điều trị PrEP ở 29 tỉnh, thành phố với mô hình công, tư kết hợp cung cấp dịch vụ đã điều trị lũy tích được hơn 83.000 bệnh nhân và hiện có gần 39.000 bệnh nhân đang sử dụng PrEP và Việt Nam trở thành quốc gia triển khai PrEP tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai và duy trì các mô hình PrEP, huy động sự tham gia của hệ thống nhà thuốc và triển khai thuốc tiêm kéo dài PrEP. 

 
TS. Kimberly E. GREEN, Giám đốc PATH Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm
 
Ông Midnight POONKASETWATTANA, Điều phối viên của APCOM Foundation, Thái Lan
 
Toàn Cảnh phiên họp