Từ tháng 9/2015, WHO khuyến cáo những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nên sử dụng PrEP (viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis hay dự phòng trước phơi nhiễm HIV). Tính tới thời điểm hiện tại, PrEP là một biện pháp dự phòng HIV có hiệu quả đáng kinh ngạc. Có thể nói, PrEP đang trở thành một trong những kỳ vọng chấm dứt HIV toàn cầu.
Tại sao nên dùng PrEP?
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế chưa có trường hợp MSM nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ.
Theo kết quả của nghiên cứu iPrEx, trong đó 2499 MSM và TGW đã tham gia. Những người sử dụng PrEP hàng ngày đạt được tỉ lệ bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên tới 99%.
PrEP được dung nạp tốt, hiếm khi phải ngừng thuốc do tác dụng phụ được kiểm chứng trong một thử nghiệm lâm sàng iPrEx với nhóm 2499 MSM tham gia. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu ghi nhận có giảm chức năng thận và giảm mật độ xương ở những người dùng PrEP vì thế sử dụng PrEP chống chỉ định với những người:
Dị ứng hoặc không dung nạp với TDF (Tenofovir Disoprovi Fumarate) hoặc FTC (Emtricitabine): những trường hợp này không phổ biến
Nhiễm HIV: sẽ có nguy cơ xảy ra kháng thuốc cao
Nghi ngờ nhiễm HIV cấp tính: là các trường hợp xét nghiệm kháng thể HIV có thể chokết quả âm tính trong giai đoạn cửa sổ
Chức năng thận không bình thường: eGFR< 60ml/min
PrEP nên uống hàng ngày hay uống không liên tục?
PrEP uống hàng ngày đã chứng minh hiệu lực >95% với nhóm MSM trong một sổ thử nghiệm lâm sàng với sự tham gia của vài nghìn người.
Tất cả hướng dẫn của Việt Nam, WHO, Hoa Kì đều khuyến cáo sử dụng PrEP hàng ngày như một chương trình dự phòng tổng hợp cho những nhóm nguy cơ cao.
Nhưng nếu sử dụng PrEP theo nhu cầu hoặc không liên tục thì có thể sử dụng trong những thời kì có nguy cơ cao. Dù chưa có hướng dẫn kĩ thuật và hướng dẫn Quốc gia của Việt Nam về việc sử dụng PrEP không liên tục, mà mới chỉ có một nghiên cứu trong 400 MSM, khuyến cáo không áp dụng với phụ nữ và người chuyển giới. Ngoài ra sử dụng PrEP uống không liên tục có thể không hiệu quả bằng PrEP uống hàng ngày nhưng “ dù có ít PrEP” cũng còn tốt hơn là “không có PrEP”.
Vào tháng 7.2021 – APCOM hoan nghênh tin tức về đường mòn HPTN 083 đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc tiêm cabotegravir (CAB LA), đối với PrEP ở những người chuyển giới nam và nữ không nhiễm HIV quan hệ tình dục đồng giới, bao gồm cả hai quốc gia ở Châu Á, Thái Lan và Việt Nam.
“Đây thực sự là một tin rất vui khi PrEP tiêm có tác dụng kéo dài an toàn và hiệu quả, để ngăn ngừa HIV ở những người nam quan hệ tình dục đồng giới, và cả những phụ nữ chuyển giới quan hệ tình dục đồng giới. Chúng tôi mong muốn thấy nhiều quốc gia hơn trong khu vực áp dụng PrEP như một phương án phòng ngừa, vì khả năng tiếp cận PrEP vẫn còn xa đối với nhiều quốc gia trong khu vực của chúng tôi ”. Ông Midnight Poonkasetwattana, giám đốc APCOM chia sẻ
APCOM có một trang web PrEP nhằm mục đích nâng cao nhận thức, thông qua cơ sở dữ liệu tài nguyên và ủng hộ và xây dựng nhu cầu trong cộng đồng của chúng tôi về quyền tiếp cận các phương pháp phòng ngừa toàn diện và đã được kiểm chứng. Đây là công việc đóng góp của các nhà hoạt động cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự và những người ủng hộ chính sách để cùng tạo ra một nền tảng giáo dục và vận động.
PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh - Pre-Exposure Prophylaxis – có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV – Sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của vi rút HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới.
PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên.
Người sử dụng PrEP
PrEP được chứng minh rất hiệu quả với các nhóm đối tượng sau:
- Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM);
- Người chuyển giới nữ (TGW);
- Phụ nữ bán dâm;
- Các cặp dị nhiễm tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml. Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV <200 bản sao/ml thì không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho bạn tình không nhiễm HIV vì với tải lượng vi rút dướu 200 bản sao, người nhiễm HIV khi đó sẽ không làm lây truyền HIV cho bạn tình của họ.