CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Hợp tác quốc tế > Dự án EPIC > Thông tin cơ bản Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, ...

Chủ Nhật, 22/12/2024 | 01:53:26 GMT+7

Thông tin cơ bản Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC)

27/02/2020 | 13322 lượt xem

1. Tên dự án: TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM (EPIC)
Dự án hợp tác giữa Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US.CDC) và Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC), Bộ Y tế Việt Nam trong khuôn khổ Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR).
- Tên tiếng Anh: Strengthen MOH/VAAC’s capacity to sustain and expand quality HIV prevention, care and treatment services for PLHIV and key populations (KP) to reach epidemic control by 2020 and end AIDS by 2030;
- Tên tiếng Việt: Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam
- Tên giao dịch viết tắt của Dự án: Dự án EPIC (Enhancing (HIV) Program Innovations and Collaboration (in Viet Nam)
- Quyết định phê duyệt tiếp nhận Dự án: Quyết định số 6089 QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tiếp nhận Dự án và Kế hoạch hoạt động năm thứ nhất Dự án “Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam” (Dự án EPIC) do Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) tài trợ cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS

2. Địa chỉ Dự án:
Tầng 16, Tòa nhà Tổng cục dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Ngõ 8 Tôn Thất Thuyết, Q. Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.7725066 - Fax: 04.7725065
Tên miền internet: epic.org.vn
Tên tài khoản:
- Tài khoản tiền Việt Nam: Ban quản lý các dự án hỗ trợ Phòng, chống HIV/AIDS
- Tài khoản USD (nhận viện trợ): VAAC-EPIC
Số Tài khoản: TK 031-01-01-056836-8
Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa.

3. Tên nhà tài trợ: Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US.CDC);

4. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ: Bộ Y tế
a) Địa chỉ liên lạc: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
b) Điện thoại: (844) 6 273 2273

5. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
a) Địa chỉ liên lạc: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
b) Điện thoại: (844) 6 273 2273
6. Chủ Dự án: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
a) Địa chỉ liên lạc: Tòa nhà Tổng cục dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Ngõ 8 Tôn Thất Thuyết , Q. Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
b) Điện thoại: (844) 3 736 7132

7. Thời gian thực hiện dự án: 5 năm, từ 01/1/2020 đến 30/9/2024

8. Địa điểm thực hiện dự án:
a) 06 tỉnh/TP ưu tiên đạt mục tiêu 90/90/95: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Long An, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu;
b) 08 tỉnh được tăng cường hỗ trợ kỹ thuật: Thanh Hóa, Sơn La, An Giang, Thái Bình, Nam Định, Sóc Trăng, Cao Bằng, và Hòa Bình;
c) 04 tỉnh được chương trình PEPFAR hỗ trợ tại Việt Nam: Tây Ninh, Quảng Ninh, Đồng Nai và Tiền Giang;
d) Tất cả 63 tỉnh/thành phố nhận được đáp ứng hỗ trợ kỹ thuật và các hỗ trợ khác thông qua hệ thống hỗ trợ kỹ thuật của quốc gia và sự hợp tác với các cơ quan, đơn vị cấp trung ương;
e) Một số viện/bệnh viện tuyến trung ương: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Từ Dũ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Cục Y tế - Bộ Công An và một số viện, bệnh viện khác nếu cần, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và nguồn tài trợ.
Các địa điểm thực hiện Dự án được đề xuất này là dựa trên chiến lược hiện tại của PEPFAR tại Việt Nam. Do vậy, danh sách các tỉnh/thành phố/Viện/Bệnh viện (nêu trên) có thể thay đổi theo từng giai đoạn thực hiện Dự án, tùy thuộc vào chiến lược và khả năng tài trợ của PEPFAR

9. Tổng vốn của Dự án: 30.440.053 USD
Trong đó:
a. Vốn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) không hoàn lại: 30.000.000 USD/5 năm.
b. Vốn đối ứng: 10.248.852.000 VND, tương đương với 440.053 USD, theo tỷ giá chuyển đổi 23.290 VND/01 USD (trong đó ngân sách trung ương 4.943.820.000 đồng bố trí cho Ban Quản lý Dự án trung ương, ngân sách địa phương 5.305.032.000 đồng do các tỉnh, thành phố có tham gia thực hiện Dự án chịu trách nhiệm bố trí theo đúng quy định của Luật NSNN)
Trong đó:
- Tiền mặt (kinh phí bằng tiền): 4.943.820.000 VND;
- Hiện vật: Chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, in ấn, phô tô, điện thoại, internet... tại các đơn vị thực hiện dự án do các đơn vị này tự chi trả (ước tính 5.305.032.000 VND cho 5 năm tại 6 tỉnh thành phố ưu tiên) và Cơ sở hạ tầng sẵn có, cán bộ của Bộ Y tế và các tỉnh/thành phố, các viện và bệnh viện thực hiện Dự án.

10. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của Dự án
10.1. Tầm nhìn dài hạn
Dự án EPIC là thỏa thuận hợp tác (TTHT) 5 năm nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được sự kiểm soát dịch bệnh ở 06 tỉnh ưu tiên được lựa chọn vào năm 2020; tăng cường năng lực của Bộ Y tế/ Cục Phòng, chống HIV/AIDS, để duy trì và mở rộng các dịch vụ phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV có chất lượng cho người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV/ đối tượng chủ chốt (KP) thông qua hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tiếp (DSD), đặc biệt là ưu tiên tăng cường hỗ trợ kỹ thuật (HTKT), bao gồm cả giới thiệu và nhân rộng các sáng kiến, mô hình và công nghệ mới; phát triển và duy trì mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật PCHIV/AIDS ở cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh;
10.2. Mục tiêu chung
Hỗ trợ Việt Nam triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư nói chung dưới 0.3%; đạt được mục tiêu 90-90-90 và hướng tới cơ bản chấm dứt đại dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.
10.3. Mục tiêu cụ thể
Trong giai đoạn 2020 – 2024, Dự án sẽ hỗ trợ Việt Nam:
(1) Xây dựng/áp dụng và triển khai các mô hình, hoạt động đổi mới (về dự phòng HIV, xét nghiệm HIV…) nhằm đạt được các mục tiêu 90-90-95 ở 06 tỉnh ưu tiên được lựa chọn (nêu trên);
(2) Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị điều trị nhiễm HIV/AIDS thông qua việc xây dựng/áp dụng và mở rộng các mô hình, hoạt động đổi mới có liên quan đến điều trị nhiễm HIV/AIDS;
(3) Tăng cường hệ thống theo dõi và giám sát trong phòng, chống HIV/AIDS và sử dụng dữ liệu HIV/AIDS của Việt Nam;
(4) Thể chế hóa và triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến.

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,