CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > Tiếp tục mở rộng triển khai PrEP và tăng cường hoạt động ...

Thứ Sáu, 19/04/2024 | 22:29:04 GMT+7

Tiếp tục mở rộng triển khai PrEP và tăng cường hoạt động truyền thông tạo cầu PrEP

07/11/2022 | 1039 lượt xem | Quỳnh Trang

Đó là chỉ đạo của PGS.TS Phan Thị Thu Hương trong Hội thảo tổng kết điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giai đoạn 2020-2022.

PGS.TS Phan Thị Thu Hương phát biểu tại Hội thảo
Chỉ trong vòng 3 năm 2020, 2021, đã có trên 200 cơ sở tại 29 tỉnh/thành phố đã cung cấp dịch vụ PrEP cho trên 60.000 người. Bên cạnh các cơ sở y tế công lập, chúng ta ghi nhận có sự tham gia mạnh mẽ của các cơ sở y tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ PrEP với quy trình cung cấp dịch vụ được Bộ Y tế thống nhất trên toàn quốc. Đây cũng là bằng chứng cho thấy vai trò của y tế tư nhân, đặc biệt là của các tổ chức dân sự xã hội trong việc triển khai các can thiệp giảm nhiễm HIV mới tại Việt Nam. Chính những nỗ lực này của cả hệ thống cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các Tổ chức quốc tế, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trên thế giới được đánh giá cao từ Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế về một đất nước đi tiên phong trong việc đa dạng các sáng kiến, cung cấp các chương trình can thiệp thân thiện, hiệu quả nhằm giảm việc nhiễm HIV mới trong các quần thể có hành vi nguy cơ cao. Những thành công, kinh nghiệm, thực hành tốt của Việt Nam đã được lựa chọn để báo cáo, chia sẻ với các quốc gia khác trên các diễn đàn Quốc tế. Gần đây nhất, tại Hội nghị AIDS Toàn cầu lần thứ 24 được tổ chức tại Canada tháng 7/2022, Việt Nam đã được lựa chọn là quốc gia chia sẻ kinh nghiệm, bài học thành công về mở rộng PrEP, các mô hình dịch vụ khác nhau và các sáng kiến mới.

PGS.TS Phan Thị Thu Hương cùng các nhà tài trợ cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp tục tăng cường truyền thông tạo cầu dịch vụ PrEP
Tại Hội thảo, các đại biểu được chia sẻ về công tác truyền thông tạo cầu cho PrEP, theo số liệu của dự án PATH/USAID thì 95% khách hàng đến với chương trình dựa trên hoạt động tạo cầu. Do đó hoạt động truyền thông tạo cầu tiếp tục cần triển khai đồng bộ, đa dạng và hiệu quả.
Bên cạnh việc tuyên truyền trên các kênh chính thống như báo, đài, ti vi thì truyền thông qua mạng xã hội cũng là kênh truyền thông rất hiệu quả và phù hợp với xu thế hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng nội dung cần phù hợp với nhóm đối tượng trẻ, kết hợp nhiều mạng xã hội khá nhau, đồng thời tạo ra các chiến dịch thân thiện với người dùng điện thoại di động và huy động người có tầm ảnh hưởng (KOL) cùng tham gia và xây dựng nội dung cho phù hợp, hấp dẫn.


Việc truyền thông cần được triển khai từ tuyến Trung ương xuống tuyến tỉnh, ra cơ sở và xuống cộng đồng. Ở tuyến Trung ương cần ban hành các văn bản hướng dẫn tổng thể về truyền thông tạo cầu, tổ chức Chiến dịch truyền thông về PrEP mang tầm cỡ quốc gia nhằm tạo tiếng vang, gây sự chú ý; chuẩn hóa các quy trình, tài liệu truyền thông để hỗ trợ địa phương. Tuyến tỉnh tổ chức các sự kiện truyền thông lồng ghép dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV; các sự kiện truyền thông nhóm nhỏ theo chủ đề đặc thù phối hợp với các nhóm cộng đồng; nhân bản tài liệu truyền thông và nâng cao năng lực kỹ năng truyền thông cho cán bộ. Tại cộng đồng, dựa vào đặc thù dễ tiếp cận, có thể tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng với sự tham gia của các hot facebook, hot tiktok…quảng cáo trên fanpage của cộng đồng MSM; sử dụng mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò để truyền thông và tiếp cận khách hàng; phối hợp với cơ sở y tế để cung cấp dịch vụ HIV/AIDS. Sau mỗi hoạt động truyền thông, cần đánh giá lại xem sự hài lòng, phản hồi để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Nội dung nào cần khi truyền thông về PrEP?
Truyền thông để cho thấy PrEP an toàn và hiệu quả để phòng ngừa HIV - đó là cách tốt nhất để phòng ngừa HIV cho những người âm tính. Truyền thông luôn đảm bảo thông điệp rõ ràng, có cái nhìn tích cực về tình dục. Hiện nay, PrEP - bao gồm cả thuốc, thăm khám và xét nghiệm máu - có miễn phí tại Việt Nam. PrEP dành cho bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm HIV, bao gồm cả đồng tính nam, nữ chuyển giới hoặc những người dùng chung kim tiêm. Thuốc PrEP cho phép kiểm soát sức khỏe tình dục của mình. PrEP rất an toàn, thậm chí còn được dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn sẽ gặp nhà cung cấp dịch vụ của mình ba tháng một lần để kiểm tra để đảm bảo bạn khỏe mạnh. PrEP là một loại thuốc được sử dụng trước khi quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm để những người không có HIV ngăn ngừa lây nhiễm bệnh này. Đó là cách TỐT NHẤT để ngăn ngừa HIV nếu bạn âm tính.
Người có thể sự dụng PrEP là người: có bạn tình là người có HIV (đặc biệt là người chưa đạt ức chế virus, > 200 bản sao/ml); người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn/âm đạo không dùng bao cao su với nhiều bạn tình; người mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) (tự báo cáo, từng điều trị triệu chứng, hoặc xét nghiệm); người sử dụng dự phòng sau phơi nhiễm không liên quan đến nghề nghiệp (nPEP); người yêu cầu được sử dụng PrEP; người dùng chung dụng cụ tiêm chích hoặc có bạn chích nhiễm HIV.
 

TelePrEP là mô hình hiệu quả trong thời kỳ dịch COVID-19
Cũng tại Hội thảo, theo báo cáo tổng kết 3 năm triển khai do TS. Đoàn Thị Thùy Linh chia sẻ thì Chương trình Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng ARV đã được triển khai Đa dạng các mô hình như: hệ thống y tế công lập, tư nhân, hệ thống nhà thuốc, PrEP trực tuyến, PrEP Lưu động và ở trạm y tế. Đồng thời trong 3 năm qua chương trình PrEP cũng được triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như: bệnh án điện tử, phần mềm quản lý HMED để quản lý bệnh nhân, quản lý thuốc, lọc trùng khách hàng, chuyển tuyến cho khách hàng và trích xuất số liệu báo cáo. Cũng theo báo cáo Việc Tăng cường chất lượng dịch vụ và duy trì điều trị PrEP tại CSYT đã được triển khai như: Ban hành hướng dẫn thực hiện cải thiện chất lượng dịch vụ PrEP, hướng dẫn thực hiện các biện pháp duy trì điều trị. Theo dõi chất lượng dịch vụ điều trị HIV thông qua các chỉ số CQI; hướng dẫn thực hiện chu trình CQI. Kịp thời hướng dẫn cơ sở xử lý các tình huống khẩn trong giai đoạn dịch COVID-19, đảm bảo cho khách hang được duy trì điều trị, không gián đoạn….    
 
 
PGS.TS Phan Thị Thu Hương cùng các nhà tài trợ
Vào năm 2017, với những bằng chứng khoa học mạnh mẽ từ những nghiên cứu được công bố, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo các quốc gia rằng: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao đặc biệt với đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Chương trình PrEP quốc gia được xây dựng dựa trên những thực hành tốt nhất trên toàn cầu và nghiên cứu nhu cầu của nhóm đích. Điều trị PrEP được coi là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV.  


Toàn cảnh Hội thảo    
Ngay sau đó, tháng 6/2017, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại 02 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh và nay đã mở rộng tại 27 tỉnh, thành phố. Trong số khách hàng điều trị PrEP, có 78,6% là nhóm khách hàng MSM có nguy cơ cao nhiễm HIV. Cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP gồm cả các cơ sở  tư nhân và công lập. Trong đó hơn 50% số khách hàng PrEP đang nhận dịch vụ điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân. Dịch vụ PrEP nhận được sự quan tâm của nhóm đích với số lượng đăng ký sử dụng ngày càng tăng và tỷ lệ người tiếp tục sử dụng PrEP cao. Nhận thức về PrEP của các nhà lãnh đạo, cán bộ y tế, các tổ chức dựa vào cộng đồng, tổ chức xã hội, khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV và người dân ngày càng được nâng cao.
Tại Việt Nam, hiện nay có 200 cơ sở PrEP triển khai cung cấp dịch vụ PrEP tại 29 tỉnh, thành phố. Luỹ tích số khách hàng sử dụng PrEP là trên 60.000 người. Tỷ lệ khách hàng duy trì PrEP trên 3 tháng là 79 %, tương đồng với báo cáo từ các quốc gia khác trên thế giới.
Vào năm 2017, với những bằng chứng khoa học mạnh mẽ từ những nghiên cứu được công bố, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo các quốc gia rằng: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao đặc biệt với đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Chương trình PrEP quốc gia được xây dựng dựa trên những thực hành tốt nhất trên toàn cầu và nghiên cứu nhu cầu của nhóm đích. Điều trị PrEP được coi là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV.
Ngay sau đó, tháng 6/2017, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại 02 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh và nay đã mở rộng tại 27 tỉnh, thành phố. Trong số khách hàng điều trị PrEP, có 78,6% là nhóm khách hàng MSM có nguy cơ cao nhiễm HIV. Cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP gồm cả các cơ sở  tư nhân và công lập. Trong đó hơn 50% số khách hàng PrEP đang nhận dịch vụ điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân. Dịch vụ PrEP nhận được sự quan tâm của nhóm đích với số lượng đăng ký sử dụng ngày càng tăng và tỷ lệ người tiếp tục sử dụng PrEP cao. Nhận thức về PrEP của các nhà lãnh đạo, cán bộ y tế, các tổ chức dựa vào cộng đồng, tổ chức xã hội, khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV và người dân ngày càng được nâng cao.
 
các đại biểu tham dự hội thảo chụp hình
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Theo đó đến năm 2025 có 30% và năm 2030 có 40% số MSM được tiếp cận điều trị PrEP tương ứng với khoảng 72.000 người cần được điều trị PrEP trong 5 năm tới. Để góp phần ngăn chặn dịch HIV có xu hướng tăng nhanh ở nhóm MSM và ở những người có hành vi nguy cơ cao, việc triển khai điều trị PrEP là hiệu quả, kịp thời và phù hợp trong bối cảnh hình thái dịch đang dần chuyển sang lây truyền qua đường tình dục, trên nhóm tỷ lệ nhiễm HIV mới cao trong nhóm Nam (tập trung nhóm MSM). Thời gian tới Bộ Y tế sẽ tiếp tục mở rộng nhanh chương trình như là một trong những can thiệp dự phòng mũi nhọn hiện nay để giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV. Với quan điểm thay đổi cách tiếp cận truyền thống, Bộ Y tế sẽ linh hoạt tổ chức các mô hình cung cấp dịch vụ hoặc kết hợp, đa dạng hoá nhiều mô hình trong cung cấp dịch vụ điều trị PrEP để đảm bảo phù hợp với khách hàng; chú trọng các giải pháp tiếp cận đối với nhóm người trẻ tuổi có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV hiện nay, đặc biệt là các MSM trẻ tuổi
 
Thành công của chương trình cho đến nay là nhờ vào các chiến dịch tạo cầu mạnh mẽ và đa dạng hóa các dịch vụ như triển khai Đa dạng các mô hình như: hệ thống y tế công lập, tư nhân, hệ thống nhà thuốc, PrEP trực tuyến, PrEP Lưu động và ở trạm y tế. Đồng thời trong 3 năm qua chương trình PrEP cũng được triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như: bệnh án điện tử, phần mềm quản lý HMED để quản lý bệnh nhân, quản lý thuốc, lọc trùng khách hàng, chuyển tuyến cho khách hàng và trích xuất số liệu báo cáo. Cũng theo báo cáo Việc Tăng cường chất lượng dịch vụ và duy trì điều trị PrEP tại CSYT đã được triển khai như: Ban hành hướng dẫn thực hiện cải thiện chất lượng dịch vụ PrEP, hướng dẫn thực hiện các biện pháp duy trì điều trị. Theo dõi chất lượng dịch vụ điều trị HIV thông qua các chỉ số CQI; hướng dẫn thực hiện chu trình CQI. Kịp thời hướng dẫn cơ sở xử lý các tình huống khẩn trong giai đoạn dịch COVID-19, đảm bảo cho khách hàng được duy trì điều trị, không gián đoạn…..
 Điển hình như PrEP tình huống (ED-PrEP) được giới thiệu cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). ED-PrEP là một cách sử dụng thuốc PrEP theo tình huống với liều lượng khác so với PrEP hằng ngày. ED-PrEP cho hiệu quả cao trong dự phòng nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), cho họ thêm lựa chọn, sự linh hoạt, thuận tiện khi sử dụng. ED-PrEP đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua vào tháng 7 năm 2019 và đã được cập nhật trong Hướng dẫn quốc gia về PrEP của Việt Nam, như vậy nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có thể lựa chọn chỉ dùng PrEP khi có hành vi nguy cơ cao, thay vì cần uống hằng ngày trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy các chính sách đảm bảo bền vững khi chương trình tài trợ kết thúc, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với các doanh nghiệp dược, sinh phẩm để thúc đẩy sự sẵn có của thuốc PrEP và sinh phẩm xét nghiệm tại các địa phương với chi phí và giá thành hợp lý.