CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin địa phương > Tổ chức Hội thảo Tăng cường xây dựng năng lực cho Cán bộ Y ...

Thứ Tư, 16/10/2024 | 13:24:58 GMT+7

Tổ chức Hội thảo Tăng cường xây dựng năng lực cho Cán bộ Y tế và Nhóm cộng đồng hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ Phòng, chống HIV/AIDS

27/09/2024 | 309 lượt xem | Hương Giang

Trong 2 ngày (26-27/9/2024) tại Thái Nguyên, được sự hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Tổ chức BIDMC tổ chức Hội thảo “Tăng cường xây dựng năng lực cho cán bộ y tế và nhóm Cộng đồng hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ Phòng, chống HIV/AIDS”.
 

 

Tham dự buổi hội thảo có ThS.BS Võ Hải Sơn - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Ts. Nguyễn Thị Minh Tâm – Trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Bà Asia Nguyễn, chuyên gia cao cấp của tổ chức CDC Hoa Kỳ cùng các giảng viên đến từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS và tổ chức BIDMC. Cùng tham dự có đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, các cán bộ dự án Epic, đại diện trường Đại học Y Hà Nội, nhóm hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ tại Hà Nội, Doanh nghiệp Hải Đăng và nhóm CAB Thái Nguyên.

Phát biểu khai mạc buổi hội thảo, Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, nhấn mạnh rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn diễn ra. Điều này tạo ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, đồng thời gây trở ngại cho việc hiểu rõ hơn những vấn đề mà khách hàng đang đối mặt, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Đặc biệt, việc cung cấp PrEP cho khách hàng dưới 18 tuổi cũng đang gặp nhiều thách thức.
Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Hải Sơn cũng gửi lời cảm ơn tới các tổ chức đã triển khai những mô hình mới. Trong bối cảnh hiện nay, mô hình Nhóm cộng đồng hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ (CAB) được xem là một sáng kiến quan trọng, giúp tạo ra cơ chế để cộng đồng và khách hàng có thể góp ý cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Mục tiêu của mô hình này là cải thiện chất lượng dịch vụ, hướng tới việc đặt khách hàng làm trung tâm.

 
Bà Aisa Nguyễn, chuyên gia cao cấp của tổ chức CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được trong triển khai mô hình CAB. Việc triển khai mô hình CAB giúp kiểm soát bệnh HIV và thu hẹp khoảng cách trong các khâu xét nghiệm HIV, tiếp cận điều trị và đạt được mục tiêu ức chế virus cho phần lớn người nhiễm HIV. Mô hình CAB không chỉ là một chiến lược mà còn là cấu phần cốt lõi lấy con người làm trung tâm, qua đó sẽ thu hút được sự tham gia của cộng đồng. 

 
Ths. Trần Thanh Tùng, Chuyên viên chính Cục Phòng chống HIV/AIDS 


Đại diện tổ chức BIDMC chia sẻ


Ông Thái Hoàng Vũ, đại diện tổ chức BIDM, chia sẻ rằng CAB là một mô hình hiệu quả, giúp thu hẹp các khoảng trống trong chương trình chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong lĩnh vực HIV. Thành công của mô hình này dựa trên sự hỗ trợ từ các đơn vị nhà nước như cũng  như các cơ sở y tế, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững của nó. CAB không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà còn trao quyền cho cộng đồng, đưa tiếng nói của người dân vào quá trình cải thiện dịch vụ.
Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn gặp một số thách thức như việc duy trì thành viên, mở rộng phạm vi công việc, điều phối các khía cạnh hành chính và tài chính. Để mô hình CAB phát triển bền vững, cần có sự cam kết từ chính phủ trong việc hỗ trợ pháp lý, kỹ thuật, và ngân sách. Đồng thời, mô hình này cũng cần được mở rộng ra ngoài phạm vi hiện tại, tăng cường sự tham gia của khách hàng và cộng đồng trong việc giám sát, triển khai các sáng kiến mới, và hỗ trợ các bệnh đồng diễn như lao và các bệnh khác.

 
Đại diện CAB Thái Nguyên
 
Các nhóm thảo luận

Chụp ảnh kỉ niệm với đại biểu
  
Toàn cảnh hội thảo