CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Hỏi đáp > HIV/AIDS - những điều bạn cần biết > Truyền thông tạo cầu về PrEP – Mũi tên trúng đích

Chủ Nhật, 22/12/2024 | 08:35:28 GMT+7

Truyền thông tạo cầu về PrEP – Mũi tên trúng đích

27/08/2021 | 5282 lượt xem | NV

PrEP là một chiến lược dự phòng HIV trong đó người chưa nhiễm HIV dùng thuốc kháng vi rút tenofovir/emtricitabine (TDF/FTC) để phòng lây nhiễm HIV. Có hai cách sử dụng PrEP là: PrEP dùng hàng ngày và PrEP tình huống (ED-PrEP)

PrEP cần được truyền thông như thế nào?
Bên cạnh việc tuyên truyền trên các kênh chính thống như báo, đài, ti vi thì truyền thông qua mạng xã hội cũng là kênh truyền thông rất hiệu quả và phù hợp với xu thế hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng nội dung cần phù hợp với nhóm đối tượng trẻ, kết hợp nhiều mạng xã hội khá nhau, đồng thời tạo ra các chiến dịch thân thiện với người dùng điện thoại di động và huy động người có tầm ảnh hưởng (KOL) cùng tham gia và xây dựng nội dung cho phù hợp, hấp dẫn.
Việc truyền thông cần được triển khai từ tuyến Trung ương xuống tuyến tỉnh, ra cơ sở và xuống cộng đồng. Ở tuyến Trung ương cần ban hành các văn bản hướng dẫn tổng thể về truyền thông tạo cầu, tổ chức Chiến dịch truyền thông về PrEP mang tầm cỡ quốc gia nhằm tạo tiếng vang, gây sự chú ý; chuẩn hóa các quy trình, tài liệu truyền thông để hỗ trợ địa phương. Tuyến tỉnh tổ chức các sự kiện truyền thông lồng ghép dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV; các sự kiện truyền thông nhóm nhỏ theo chủ đề đặc thù phối hợp với các nhóm cộng đồng; nhân bản tài liệu truyền thông và nâng cao năng lực kỹ năng truyền thông cho cán bộ. Tại cộng đồng, dựa vào đặc thù dễ tiếp cận, có thể tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng với sự tham gia của các hot facebook, hot tiktok…quảng cáo trên fanpage của cộng đồng MSM; sử dụng mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò để truyền thông và tiếp cận khách hàng; phối hợp với cơ sở y tế để cung cấp dịch vụ HIV/AIDS. Sau mỗi hoạt động truyền thông, cần đánh giá lại xem sự hài lòng, phản hồi để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Nội dung nào cần khi truyền thông về PrEP?
Truyền thông để cho thấy PrEP an toàn và hiệu quả để phòng ngừa HIV - đó là cách tốt nhất để phòng ngừa HIV cho những người âm tính. Truyền thông luôn đảm bảo thông điệp rõ ràng, có cái nhìn tích cực về tình dục. Hiện nay, PrEP - bao gồm cả thuốc, thăm khám và xét nghiệm máu - có miễn phí tại Việt Nam. PrEP dành cho bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm HIV, bao gồm cả đồng tính nam, nữ chuyển giới hoặc những người dùng chung kim tiêm. Thuốc PrEP cho phép kiểm soát sức khỏe tình dục của mình. PrEP rất an toàn, thậm chí còn được dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn sẽ gặp nhà cung cấp dịch vụ của mình ba tháng một lần để kiểm tra để đảm bảo bạn khỏe mạnh. PrEP là một loại thuốc được sử dụng trước khi quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm để những người không có HIV ngăn ngừa lây nhiễm bệnh này. Đó là cách TỐT NHẤT để ngăn ngừa HIV nếu bạn âm tính.
Người có thể sự dụng PrEP là người: có bạn tình là người có HIV (đặc biệt là người chưa đạt ức chế virus, > 200 bản sao/ml); người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn/âm đạo không dùng bao cao su với nhiều bạn tình; người mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) (tự báo cáo, từng điều trị triệu chứng, hoặc xét nghiệm); người sử dụng dự phòng sau phơi nhiễm không liên quan đến nghề nghiệp (nPEP); người yêu cầu được sử dụng PrEP; người dùng chung dụng cụ tiêm chích hoặc có bạn chích nhiễm HIV.
PrEP rất an toàn. Chỉ khoảng 10% số bệnh nhân có thể có "hội chứng bắt đầu dùng thuốc” (ví dụ: đau dạ dày hoặc đau đầu nhẹ). Thường nhẹ, tự hết sau1-2 tuần, và không dẫn đến việc ngưng thuốc; Có thể có sự giảm nhẹ, đảo ngược về mật độ chất khoáng ở xương và chức năng thận với tỷ lệ <1%; Chức năng thận được theo dõi chặt chẽ.
PrEP được dùng qua đường uống gồm 02 loại: PrEP hàng ngày, mỗi ngày một viên, uống khi no hay khi đói cũng được và PrEP tình huống (ED-PrEP) chỉ uống PrEP khi có quan hệ tình dục.