CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Hỏi đáp > HIV/AIDS - những điều bạn cần biết > Một số điều cần lưu ý khi truyền thông về Điều trị dự phòng ...

Chủ Nhật, 22/12/2024 | 00:11:32 GMT+7

Một số điều cần lưu ý khi truyền thông về Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng ARV

24/02/2021 | 2751 lượt xem | Thái Bình

Bên cạnh điều trị thì truyền thông vẫn là biện pháp chủ yếu Có thể nói, truyền thông thì người dân mới có thể nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của mình.

Với HIV/AIDS, thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi giúp mọi người hiểu biết đúng đắn và đầy đủ hơn, làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.
Truyền thông về PrEP cũng vậy, để đối tượng đích có thể tiếp cận và tham gia sử dụng PrEP thì cần phải truyền thông đúng và trúng.
PrEP là một chiến lược dự phòng HIV trong đó người chưa nhiễm HIV dùng thuốc kháng vi rút tenofovir/emtricitabine (TDF/FTC) để phòng lây nhiễm HIV. Có hai cách sử dụng PrEP là: PrEP dùng hàng ngày và PrEP tình huống (ED-PrEP)
Vậy, ai là người cần dùng PrEP?
Người có bạn tình là người có HIV (đặc biệt là người chưa đạt ức chế virus, > 200 bản sao/ml); người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn/âm đạo không dùng bao cao su với nhiều bạn tình; người mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) (tự báo cáo, từng điều trị triệu chứng, hoặc xét nghiệm); người sử dụng dự phòng sau phơi nhiễm không liên quan đến nghề nghiệp (nPEP); người yêu cầu được sử dụng PrEP; người dùng chung dụng cụ tiêm chích hoặc có bạn chích nhiễm HIV.
PrEP có an toàn không?
Có! PrEP rất an toàn. Chỉ khoảng 10% số bệnh nhân có thể có "hội chứng bắt đầu dùng thuốc” (ví dụ: đau dạ dày hoặc đau đầu nhẹ). Thường nhẹ, tự hết sau1-2 tuần, và không dẫn đến việc ngưng thuốc; Có thể có sự giảm nhẹ, đảo ngược về mật độ chất khoáng ở xương và chức năng thận với tỷ lệ <1%; Chức năng thận được theo dõi chặt chẽ.

Truyền thông về PrEP như thế nào?
Truyền thông cần có mục tiêu, đối tượng và thông điệp rõ ràng; có những câu chuyện và cặp đôi có thực. Truyền thông một cách tinh tế, chuyên nghiệp giúp cộng đồng am hiểu. Tích cực truyền thông qua mạng xã hội, truyền thông đại chúng.
Truyền thông để cho thấy PrEP an toàn và hiệu quả để phòng ngừa HIV - đó là cách tốt nhất để phòng ngừa HIV cho những người âm tính. Truyền thông luôn đảm bảo thông điệp rõ ràng, có cái nhìn tích cực về tình dục. Hiện nay, PrEP - bao gồm cả thuốc, thăm khám và xét nghiệm máu - có miễn phí tại Việt Nam. PrEP dành cho bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm HIV, bao gồm cả đồng tính nam, nữ chuyển giới hoặc những người dùng chung kim tiêm. Thuốc PrEP cho phép bạn kiểm soát sức khỏe tình dục của mình. PrEP rất an toàn, thậm chí còn được dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn sẽ gặp nhà cung cấp dịch vụ của mình ba tháng một lần để kiểm tra để đảm bảo bạn khỏe mạnh. PrEP là một loại thuốc được sử dụng trước khi quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm để những người không có HIV ngăn ngừa lây nhiễm bệnh này. Đó là cách TỐT NHẤT để ngăn ngừa HIV nếu bạn âm tính.
 PrEP hàng ngày khác PrEP tình huống như thế nào?
PrEP hàng ngày uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Không nhất thiết phải uống vào đúng một thời gian nhất định, nhưng điều này khiến bạn dễ nhớ uống thuốc hơn! Uống khi no hay khi đói cũng được. Nếu quên liều, chỉ cần uống ngay khi nhớ ra, trừ khi đã tới lúc phải uống liều tiếp theo. PrEP không tương tác với đa số các thuốc khác – an toàn khi uống cùng với nhau.
Còn PrEP theo tình huống (ED) nghĩa là bạn chỉ uống PrEP khi bạn có quan hệ tình dục. Giống PrEP uống hàng ngày, PrEP theo tình huống có tác dụng nếu bạn dùng rượu hoặc ma túy
Một số thông tin cần lưu ý khi truyền thông về PrEP
PrEP không phải là PEP! PEP là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, được sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm với HIV
PrEP không phải là điều trị HIV! PrEP chỉ dành cho những người không có HIV  còn người có HIV phải sử dụng các thuốc khác
PrEP không phải là K=K! K = K là những người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV mỗi ngày để đạt được ức chế tải lượng HIV và không làm lây truyền HIV sang bạn tình của họ.
PrEP không phải là vắc xin phòng HIV! Bởi PrEP là một loại thuốc sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa lây nhiễm HIV, thuốc này sẽ mất hiệu lực khi ngừng dùng thuốc