CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tin hoạt động của Cục > Vai trò của người sống chung với HIV với công tác phòng, ...

Chủ Nhật, 15/09/2024 | 03:26:52 GMT+7

Vai trò của người sống chung với HIV với công tác phòng, chống HIV/AIDS

26/11/2022 | 2530 lượt xem | Trần Trường

Việc Đảm bảo tài chính với công tác phòng, chống HIV/AIDS không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp chung tay của xã hội và sự đóng góp của người sống chung của HIV. Vai trò của người có HIV hết sức quan trọng với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Làm thế nào khi không may nhiễm HIV nhưng vẫn đóng góp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS?
 
 

Đặt vào hoàn cảnh mỗi người khi biết tin mình bị nhiễm HIV thì hoàn toàn có thể bị sốc về tâm lý nhất là khi không biết bản thân bị nhiễm từ đâu và mình đã lây nhiễm cho người thân của mình không? Chính vì vậy để người bị nhiễm ổn định tâm lý, sẵn sàng tâm thế sống chung với HIV là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.

Khi bị nhiễm HIV, người bị bệnh phải đối mặt với 2 thách thức chính là áp lực về điều trị và áp lực bị kỳ thị phân biệt đối xử. Chính yếu tố áp lực đó dẫn tới căng thẳng, tổn hại về sức khỏe tâm thần, nếu bản lĩnh không vững vàng hoàn toàn có thể suy sụp về sức khỏe hoặc tâm lý giải thoát bản thân (tự tử).

Các yếu tố về tâm lý đối với người bị mắc HIV có thể mắc phải như: Sống cô lập, ngại tiếp xúc với mọi người, không muốn cho ai biết về tình trạng của bản thân.Thay đổi quan điểm về mọi thứ xung quanh, luôn có nhìn tiêu cực về những gì diễn ra gần mình. Mất hứng thú với những gì bạn từng thích, những mục tiêu của bản thân sẽ bị thay đổi hoặc không muốn thực hiện nữa. Luôn cảm thấy mặc cảm, tội lỗi với mọi người, tự đánh giá thấp bản thân về khả năng hòa nhập cũng như thực hiện công việc của mình sau khi bị nhiễm. Cảm thấy như bị bệnh và không có điều gì giúp bạn tốt hơn, luôn  cảm thấy tồi tệ, sức khỏe suy giảm do suy nghĩ, lo lắng, sợ hãi… Có rất nhiều yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới khả năng điều trị của người HIV dẫn tới tình trạng người bị nhiễm HIV bị xấu đi. Tuy nhiên nếu có phương pháp can thiệp, sự nỗ lực của người bệnh cùng sự quan tâm, chia sẻ của người thân cũng như tuân thủ điều trị ARV  hoàn toàn có thể giúp người bị nhiễm HIV sống khỏe và hòa nhập với cộng đồng.

 Thuốc ARV là tên viết tắt của Anti Retrovirus. Chúng ta có thể tạm dịch là kháng virus. Thuốc có khả năng kháng lại virus HIV một cách hiệu quả. Kháng ở đây chính là việc giảm sự sinh sôi phát triển của HIV trong máu. Đồng thời giảm khả năng lây nhiễm cho người khác.

Khi bị nhiễm HIV điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là nói chuyện với một thành viên nào đó trong gia đình, nếu là vợ/chồng bạn cần phải trao đổi trực tiếp để bạn đời của mình cùng đi xét nghiệm xem có bị lây nhiễm từ mình chưa. Khi gặp vấn đề về sức khỏe - tâm lý thì gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất để bạn chia sẻ, trao đổi và ổn định tinh thần.

Đến cơ sở y tế

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để bạn được tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV. Sống với HIV, bạn sẽ thường xuyên đi đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe, bệnh viện hoặc gặp các bác sĩ. Hãy chắc chắn là luôn cởi mở và nói ra các vấn đề về tâm lý của bản thân. Họ sẽ xác định, hỗ trợ và đưa ra các đề xuất trị liệu dựa trên những gì bạn nói. Sử dụng thuốc để điều trị tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm. Xác định xem thuốc có giúp thay đổi sức khỏe tâm thần của bạn hay không và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu có thể.

Tham gia hoạt động xã hội

Hiện nay có những nhóm hỗ trợ cùng điều trị HIV, tham gia một nhóm hỗ trợ sẽ giúp bạn có cơ hội trò chuyện với những người trải qua các triệu chứng tương tự như bạn. Từ đó, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Các thành viên của nhóm thường gặp nhau thường xuyên và có thể trò chuyện trực tuyến. Bạn có thể chia sẻ với họ về suy nghĩ của bản thân, đồng thời lắng nghe họ nói về tình trạng của mình. Các nhóm hỗ trợ, cũng như các nhóm vận động, có thể giúp bạn xác định cách để đối phó với sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử liên quan đến việc sống chung với HIV. Các nhóm vận động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông và giáo dục về nhận thức của cộng đồng về việc kỳ thị.

Sống lành mạnh:

Duy trì lối sống lành mạnh giúp bạn có một sức khỏe tốt: Tập thể dục thường xuyên để giải phóng endorphin, xử lý cảm xúc, giúp bạn ngủ ngon và duy trì các hoạt động của cơ thể. Thực hiện ăn chin, uống sôi, các thực phẩm giàu dinh dưỡng góp phần tăng sức đề kháng của cơ thể. Ngủ đủ giấc bằng cách thiết lập thói quen lành mạnh như tắt các nguồn thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, ngủ trong không gian tối, thoải mái. Tham gia các hoạt động bạn thích bằng cách đăng ký lớp học hoặc kết nối với những người khác thích hoạt động đó.

Hãy luôn nhớ rằng bạn có thể sống khỏe nếu tuân thủ phương pháp điều trị HIV, điều trị sớm cùng lối sống lành mạnh giúp duy trì sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân. Hy vọng vào nền y học tiên tiến của thế giới sẽ sớm điều trị khỏi căn bệnh này.

Tham gia bảo hiểm y tế