Bên lề phiên khai mạc, trong ngày 23/7, PGS.TS Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS đã có tham luận chia sẻ về Chuẩn bị thử nghiệm và mở rộng triển khai thuốc tiêm PrEP (CAB-LA) ở Việt Nam.
Bên lề phiên khai mạc, trong ngày 23/7, PGS.TS Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS đã có tham luận chia sẻ về Chuẩn bị thử nghiệm và mở rộng triển khai thuốc tiêm PrEP (CAB-LA) ở Việt Nam.
Cùng tham gia chia sẻ còn có các diễn giả đến từ Thái Lan, tổ chức y tế thế giới và một số quốc gia Đông Nam Á. Phiên họp do tổ chức FHI360 tổ chức và chủ trì.
Chia sẻ tại phiên họp PGS.TS Phan Thị Thu Hương cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai và duy trì các mô hình PrEP, huy động sự tham gia của hệ thống nhà thuốc và triển khai thuốc tiêm kéo dài PrEP. Trong nghiên cứu, có hơn 90% MSM/TG về sự sẵn sàng sử dụng thuốc tiêm kéo dài PrEP nếu được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, đồng thời có từ 63%-79% nhóm khách hàng nguy cơ muốn sử dụng thêm PrEP dạng tiêm nếu có tại Việt Nam. Những lý do chính mà nhóm khách hàng muốn sử dụng thuốc tiêm kéo dài là: Tiện lợi hơn, Hiệu quả phòng chống HIV cao; Không phải lo nhớ uống thuốc mỗi ngày, Ít tác dụng phụ hơn PrEP dạng uống; Thích hợp cho những người không thích uống thuốc; Riêng tư và bí mật hơn, Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử…
Vào tháng 7 năm 2022, WHO đã ban hành các hướng dẫn khuyến nghị sử dụng Cabotegravir dạng tiêm làm PrEP (CAB PrEP) cho HIV và hướng dẫn COP 2023 của PEPFAR khuyến khích các quốc gia bắt đầu lập kế hoạch triển khai. Mặc dù CAB PrEP chưa được phê duyệt để sử dụng ở Châu Á, các đơn đăng ký phê duyệt theo quy định đã được gửi ở Trung Quốc, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Để đẩy nhanh tính khả dụng của CAB PrEP và tối ưu hóa tác động, các ưu tiên của cộng đồng và các rào cản tiếp cận tiềm ẩn phải được tất cả các bên liên quan hiểu rõ và cùng nhau giải quyết. Phần này sẽ xem xét bằng chứng từ các nghiên cứu gần đây được thiết kế để cung cấp thông tin cho việc giới thiệu PrEP của CAB ở Châu Á; xác định các ưu tiên khu vực cho chương trình khoa học triển khai CAB; xem xét các bài học trong khu vực từ việc giới thiệu và mở rộng PrEP bằng miệng; nêu bật tiến độ và bài học từ việc chuẩn bị triển khai CAB ở Châu Phi; và giới thiệu các công cụ và nguồn lực lập kế hoạch chương trình và chính sách hiện có để giúp các quốc gia chuẩn bị cho việc triển khai CAB.