CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Tin tức > Hỏi đáp > HIV/AIDS - những điều bạn cần biết > Xét nghiệm huyết thanh học HIV trong xét nghiệm HIV

Chủ Nhật, 15/09/2024 | 17:20:29 GMT+7

Xét nghiệm huyết thanh học HIV trong xét nghiệm HIV

08/01/2023 | 5704 lượt xem | Tùng Hiếu

Xét nghiệm huyết thanh học HIV được tiến hành theo những chiến lược khác nhau tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm, tỉ lệ hiện nhiễm HIV của quần thể xét nghiệm.

Xin cho hỏi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học trong xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV có những kỹ thuật nào? Phương pháp này có bảo đảm tính bí mật cho bệnh nhân không?
Trả lời: Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Phần I Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Phân loại phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm HIV
Các xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV được chia thành các phương pháp chính:
4.1. Phương pháp xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng HIV và/hoặc kháng nguyên HIV trong máu hoặc các dịch tiết để xác định tình trạng nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi. Bao gồm các kỹ thuật sau:
- Xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật đơn giản;
- Xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu.
 
Khi xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh học hoàn toàn bảo đảm tính bí mật cho bệnh nhân. 
4.2. Phương pháp dùng xét nghiệm sinh học phân tử để phát hiện sự hiện diện ADN/ARN của HIV trong máu hoặc các dịch tiết.
Phương pháp và kỹ thuật xét nghiệm HIV được hướng dẫn cụ thể tại phụ lục V ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
Theo đó, phương pháp xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng HIV và/hoặc kháng nguyên HIV trong máu hoặc các dịch tiết để xác định tình trạng nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi. Bao gồm các kỹ thuật: Xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật đơn giản; Xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu.
Khi xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh học hoàn toàn bảo đảm tính bí mật cho bệnh nhân.
Căn cứ theo Mục 3 Phần I Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định về nguyên tắc xét nghiệm như sau:
Nguyên tắc xét nghiệm
3.1. Bảo đảm tính bí mật, tự nguyện.
3.2. Cung cấp thông tin trước và tư vấn sau xét nghiệm.
3.3. Tuân thủ chiến lược, phương cách, quy trình xét nghiệm.
3.4. Đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.
3.5. Kết nối với các chương trình dự phòng và chăm sóc điều trị.
Theo quy định trên, khi xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV phải:
- Bảo đảm tính bí mật, tự nguyện.
- Cung cấp thông tin trước và tư vấn sau xét nghiệm.
- Tuân thủ chiến lược, phương cách, quy trình xét nghiệm.
- Đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.
- Kết nối với các chương trình dự phòng và chăm sóc điều trị.

Về thời gian xét nghiệm HIV?

“Thời gian xét nghiệm HIV” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm HIV chính xác, bạn nên thực hiện vào những thời điểm sau:

- Thực hiện xét nghiệm lần đầu tiên sau khi phơi nhiễm HIV được 3 tháng. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số xét nghiệm cho kết quả chính xác sau phơi nhiễm với virus khoảng 1 tháng hoặc 14 ngày.

Nên xét nghiệm sau khi phơi nhiễm khoảng 3 tháng

Nên xét nghiệm sau khi phơi nhiễm khoảng 3 tháng

- Thực hiện xét nghiệm lần thứ hai: Sau lần xét nghiệm đầu tiên khoảng 3 tháng, bạn có thể thực hiện lần xét nghiệm thứ 2.

Đối với những trẻ được sinh ra từ những người mẹ bị nhiễm HIV, nên thực hiện xét nghiệm cho trẻ sau 18 tháng đến 1,5 tuổi để đảm bảo có được kết quả chính xác.

Thông thường, thời gian xét nghiệm HIV nên là từ 2 đến 3 tháng tính từ thời điểm bị phơi nhiễm với virus. Trong một số trường hợp xét nghiệm sớm khi cơ thể không sản sinh ra kháng thể hoặc sản sinh quá ít thì cũng không phát hiện được mầm bệnh.
Về Thời gian trả kết quả xét nghiệm HIV?

Sau khi xét nghiệm, phần lớn bệnh nhân đều rất lo lắng và muốn biết kết quả xét nghiệm càng sớm càng tốt. Thời gian cho kết quả của mỗi loại xét nghiệm sẽ không giống nhau, cụ thể như sau:

- Với những trường hợp xét nghiệm kháng thể HIV qua mẫu tế bào niêm mạc miệng hay xét nghiệm bằng mẫu máu: Thời gian cho kết quả sẽ dao động trong khoảng 15 phút - 2 giờ.

- Với những trường hợp thực hiện xét nghiệm PCR: Cần chờ khoảng 12 đến 48 giờ để lấy kết quả.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý, nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, bạn cần bình tĩnh. Cần thực hiện thêm một số xét nghiệm tiếp theo để có kết quả rõ ràng và chi tiết. Sau khi có những căn cứ rõ ràng, bác sĩ mới có thể khẳng định người bệnh có nhiễm virus HIV hay không.
2. Những ai cần thực hiện xét nghiệm HIV?

Xã hội hiện đại ngày càng cởi mở, giới trẻ có xu hướng quan hệ tình dục thiếu kiểm soát, quan hệ không an toàn,... chính là nguyên nhân khiến số ca nhiễm HIV mới ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp không may bị phơi nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Do đó, xét nghiệm HIV để phát hiện bệnh sớm, kiểm soát bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng là rất quan trọng.

Mẹ bầu nên xét nghiệm HIV

Mẹ bầu nên xét nghiệm HIV

Những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm HIV bao gồm:

- Những trường hợp thực hiện hành vi nguy cơ phơi nhiễm với HIV chẳng hạn như người tiêm chích ma túy, quan hệ đồng giới, bán dâm, quan hệ không an toàn với người dùng ma túy,...

- Bệnh nhân lao hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,...

- Người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, sụt cân, hay bị nôn mửa, tiêu chảy, đau họng, phát ban,... Đồng thời, khi khám lâm sàng và cận lâm sàng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh.

- Phụ nữ mang thai cũng nên thực hiện xét nghiệm này.

- Trường hợp là vợ chồng, con cái hoặc anh chị em của trẻ nhiễm HIV cũng cần thực hiện xét nghiệm HIV.

- Một số trường hợp có nhu cầu.