CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Thứ Tư, 15/01/2025 | 19:46:25 GMT+7

2 bệnh viện ở Hà Nội triển khai phòng khám, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

28/09/2020 | 11432 lượt xem

Bệnh viện Da liễu Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Medalatec đã triển khai Phòng khám, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV nhằm mục tiêu chung tay cùng cộng đồng giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV với nhóm người có nguy cơ cao.

Cụ thể, Bệnh viện Da liễu Hà Nội triển khai phòng khám điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) miễn phí cho nhóm người có nguy cơ cao tại phòng số 207, tầng 2, nhà A, 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Hà Nội.


 image001.jpg
Nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa Medlatec.


Cùng với Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Phòng khám MEDEM, Bệnh viện Đa khoa Medlatec chính thức đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khám, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho nhóm người nguy cơ cao.
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (hay còn gọi là PrEP) - Là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV dành cho những người không bị nhiễm HIV, nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao bằng việc uống thuốc kháng virus đều đặn.
Nếu một người chưa nhiễm HIV khi dùng PrEP sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn, hoặc sử dụng ma túy do thuốc kháng virus, sẽ hoạt động để ngăn không cho virus HIV gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, những người có xét nghiệm HIV âm tính và trong vòng 6 tháng qua có ít nhất một yếu tố dưới đây thì nên thực hiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV:
Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV ≥ 200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV;
Có quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV (người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới…);...
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra, những người nam quan hệ tình dục đồng giới và người nữ chuyển giới sử dụng PrEP hàng ngày, sẽ đạt được tỉ lệ bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên tới 99%.
Hơn nữa, với việc sử dụng PrEP hàng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục đến hơn 90% và qua đường tiêm chích ma túy đến hơn 70%.
Phương pháp này an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu,… nhưng tác dụng phụ thường nhẹ và chấm dứt sau 1 - 2 tuần.
Đặc biệt, với nhóm người chuyển giới khi sử dụng phương pháp này không gây ảnh hưởng tới việc sử dụng hormone nữ.

Ng