CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Thứ Năm, 28/03/2024 | 21:09:54 GMT+7

3 mẹo nhỏ để hình thành thói quen uống PrEP

07/03/2022 | 1063 lượt xem

Thuốc PrEP cần được thực hiện đúng hướng dẫn để phát huy tối đa hiệu quả của nó trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV. 

Uống PrEP đúng giờ là yếu tố quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả cho việc dự phòng trước phơi nhiễm.

Thuốc PrEP là gì?
PrEP là viết tắt của từ dự phòng trước phơi nhiễm. PrEP chương trình dự phòng trước phơi nhiễm dành cho các đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV. Điều rất quan trọng khi sử dụng PrEP là bạn phải uống thuốc theo quy định để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Thực hiện an toàn khi uống PrEP cũng bao gồm việc gặp bác sĩ hoặc chuyên gia ba tháng một lần để xét nghiệm HIV, sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (STI), theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra và hỗ trợ liên tục trong việc theo dõi sức khỏe của bạn.

3 Tips giúp bạn uống thuốc PrEP đúng giờ 
PrEP cần được thực hiện đúng hướng dẫn để phát huy tối đa hiệu quả của nó trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV. PrEP phải được uống như sau:

Trong 7 ngày để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị lây truyền HIV khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Trong 21 ngày để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ lây truyền HIV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch.

Rất nhiều người cảm thấy khó nhớ khi uống PrEP theo quy định của chuyên gia. Nhưng những cách sau đây có thể giúp bạn nhớ uống thuốc đúng giờ mỗi ngày:

Bạn nên cố gắng hình thành thói quen dùng PrEP hàng ngày vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ví dụ, một số người có thể dùng PrEP mỗi sáng cùng với bữa sáng hoặc mỗi tối trước khi đi ngủ. 
Những người dùng các loại thuốc hàng ngày khác (chẳng hạn như vitamin hàng ngày, thuốc ngừa thai hoặc methadone) có thể dùng PrEP cùng lúc với những loại thuốc đó. 
Một cách nhắc nhở khác là đặt báo thức để nhắc nhở mình uống thuốc. Ngoài ra còn có các ứng dụng điện thoại có thể giúp nhắc nhở chúng ta nhớ uống thuốc mà bạn có thể tham khảo.
Nếu bạn uống PrEP không điều độ, khả năng bị nhiễm HIV của bạn có thể tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, nếu bạn bị nhiễm HIV khi đang sử dụng PrEP, vi-rút HIV có thể trở nên kháng lại các loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV.

Thuốc PrEP dành cho ai?
PrEP dành cho những người đang có nguy cơ nhiễm HIV. Những đối tượng có thể sử dụng PrEP có thể kể đến như:

Cặp đôi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn mà không sử dụng bao cao su và nghi ngờ bạn tình của mình có nguy cơ nhiễm HIV.
Có bạn tình nhiễm HIV (đặc biệt nếu bạn tình có tải lượng vi rút không xác định hoặc có thể phát hiện được).
Không thường xuyên sử dụng bao cao su.
Đã được chẩn đoán mắc bệnh STD trong 6 tháng qua.
Nếu bạn lo lắng không biết có nên uống PrEP hay không, hãy thử tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe. 

Thuốc PrEP và bao cao su có thể thay thế nhau không?
PrEP dành cho những người đang có nguy cơ nhiễm HIV. Nhưng 1 trong những lý do dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV là không sử dụng bao cao su. Hơn nữa, bạn cũng có thể mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Tuy rằng chúng ta có quyền quyết định xem mình chỉ sử dụng 1 phương pháp phòng tránh là PrEP hay kết hợp với các cách phòng ngừa khác, PPC World khuyến khích bạn kết hợp sử dụng PrEP và cả bao cao su để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn tình. Mặc dù PrEP có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV, nhưng nó không bảo vệ bạn chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hoặc các bệnh nhiễm trùng như viêm gan C. PrEP cũng không có tác dụng tránh thai. 

Các tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc PrEP là gì?
PrEP an toàn và thường được dung nạp tốt. Hầu hết những người dùng nó cho biết họ không có tác dụng phụ. Một số người gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy hoặc mệt mỏi, nhưng những tác dụng này thường tự biến mất trong vòng vài ngày đến vài tuần khi cơ thể thích nghi với thuốc. Đối với một số người, PrEP có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, gan và mật độ xương. Nếu điều này xảy ra, chức năng nội tạng và mật độ xương thường sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng PrEP. 

Địa điểm bán thuốc PrEP an toàn, uy tín
Nếu bạn nghĩ PrEP có thể phù hợp với mình, hãy đến gặp bác sĩ hoặc trung tâm y tế để được tư vấn. Vì PrEP dành cho những người âm tính với HIV, bạn sẽ phải xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu PrEP và bạn có thể cần phải thực hiện các xét nghiệm khác để đảm bảo rằng bạn sử dụng PrEP an toàn.

Thu Phương