CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Thứ Năm, 21/11/2024 | 16:49:09 GMT+7

BẢO VỆ BẠN KHỎI LÂY NHIỄM HIV/AIDS

07/08/2022 | 1166 lượt xem

Có nhiều cách để tự bảo vệ khỏi bị lây nhiễm HIV / AIDS. Cách phổ biến nhất là dùng bao cao su khi bạn có quan hệ tình dục, bài viết này giải thích thêm cách để bảo vệ chính mình. Phương pháp này được gọi là PrEP.


PREP LÀ GÌ?
PrEP là chữ viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis. Đây là cách để bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày. PrEP không ngăn ngừa bạn bị mắc phải những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, vì vậy bạn vẫn cần dùng bao cao su để được bảo vệ.

PREP DÀNH CHO AI?
PrEP được khuyến nghị cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV.

Bạn có nguy cơ cao nếu bạn:

Là nam có quan hệ tình dục qua đường hậu môn với nam và không sử dụng bao cao su
Có bạn tình khác giới đang nhiễm HIV và bạn muốn có con với họ.
Có bạn tình đang nhiễm HIV nhưng không dùng thuốc ngừa HIV và bạn không sử dụng bao cao su.
PrEP có thể giúp bạn bớt lo ngại về việc lây nhiễm HIV

PREP BẢO VỆ TÔI HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ NHIỄM HIV?
PrEP rất hiệu nghiệm nếu bạn dùng nó mỗi ngày. Bạn nên cố gắng dùng PrEP mỗi ngày tại một thời điểm.

TÔI PHẢI DÙNG PREP BAO LÂU TRƯỚC KHI TÔI ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BỊ NHIỄM HIV?
Điều này phụ thuộc vào sinh hoạt tình dục của bạn. Nếu quan hệ tình dục qua hậu môn, bạn sẽ được bảo vệ sau khi uống PrEP sau 7 ngày. Nếu quan hệ tình dục qua âm đạo, bạn sẽ cần phải dùng mỗi ngày sau 20 ngày trước khi PrEP có tác dụng. Bác sĩ của bạn có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin.

PREP CÓ CÁC PHẢN ỨNG PHỤ?
Không phải ai cũng sẽ có các phản ứng phụ. Hầu hết mọi người sẽ không có bất kỳ phản ứng phụ nào cả. Các phản ứng phụ có thể bao gồm buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy. Thông thường, các phản ứng phụ chấm dứt sau một vài tuần. Nếu chúng kéo dài hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ.

CÓ PHẢN ỨNG PHỤ NÀO LÂU DÀI KHÔNG?
Hầu hết những người dùng PrEP không có bất kỳ vấn đề nào nghiêm trọng.Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu mỗi ba tháng trong khi bạn đang dùng PrEP để kiểm tra.

NẾU TÔI DÙNG PrEP TÔI PHẢI DÙNG NÓ MÃI MÃI?
Không, bạn không cần. Bạn có thể ngưng và bắt đầu dùng laị PrEP khi cuộc sống cua bạn có sự thay đổi về nguy cơ cao bị nhiễm HIV. Bạn chỉ nên dùng PrEP trong suốt thời gian bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV. Ví dụ: bạn có thể dùng PrEP khi bạn đang có nhiều bạn tình khác nhau hoặc bạn đang cố gắng để có con. Bạn có thể ngưng dùng PrEP khi điều này thay đổi.

TÔI CÓ THỂ DÙNG PREP NẾU TÔI ĐANG CỐ GẮNG ĐỂ CÓ THAI?
Có, bạn có thể. Nếu bạn đang cố gắng để có thai và người bạn tình của bạn nhiễm HIV, bạn có thể dùng PrEP để bảo vệ bản thân và con của bạn bị không b ị lây nhiễm HIV.

Để được bảo vệ khỏi HIV bạn phải dùng PrEP mỗi ngày trong vòng 20 ngày trước khi bạn và người bạn tình của bạn có quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su. Bạn phải dùng nó mỗi ngày trong khi bạn đang cố gắng để có thai và tiếp tục dùng PrEP cho 30 ngày sau lần cuối cùng bạn có quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.

Dùng PrEP sẽ không ngăn cản bạn muốn mang thai.

Nếu bạn là một người phụ nữ nhiễm HIV và bạn tình của bạn không bị nhiễm HIV, người đó có thể dùng PrEP để bảo vệ cho chính họ khi bạn có quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.

TÔI CÓ THỂ DÙNG PREP NẾU TÔI ĐANG DÙNG THUỐC KHÁC?
Vâng. Thường là an toàn khi d ùng PrEP và thuốc khác tại cùng một thời điểm, nhưng bạn nên luôn luôn kiểm tra với bác sĩ của bạn.

LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ NHẬN ĐƯỢC PREP?
Để dùng PrEP bạn cần gặp bác sĩ để tìm hiểu xem liệu PrEP có phù hợp cho bạn.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về cuộc sống tình dục của bạn để xem nếu như bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV . Bác sĩ sẽ giữ thông tin cá nhân của bạn riêng tư và bảo mật.

Nếu bạn có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ làm:

Xét nghiệm HIV. Nếu kết qủa cho th ấy rằng bạn đã nhiễm HIV, thì bạn không nên dùng PrEP.
Xét nghiệm viêm gan B. Nếu bạn bị viêm gan B mãn tính có thể bạn cần phải đến gặp một bác sĩ chuyên khoa khác trước khi bạn biết được liệu bạn có thể dùng PrEP.
Kiểm tra thận (xét nghiệm máu), vì chúng có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc PrEP.
Các xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác mà bạn có thể bị lây từ việc quan hệ tình dục.
Nếu bạn có thể dùng PrEP, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc PrEP và hướng dẫn bạn cách sử dụng an toàn.

Phương Hà