Trung Bách
Đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến gián đoạn cung cấp các dịch vụ HIV cho những người nhiễm HIV và những người nguy cơ nhiễm HIV. Chính vì vậy, ngành y tế nói chung đang bày tỏ mối lo ngại đối với những người chưa được tiếp cận với xét nghiệm chuẩn đoán điều trị, hoặc chưa được ức chế virus trong bối cảnh đại dịch COVID-19 toàn cầu. Bên cạnh đó, việc duy trì điều trị và các vấn đề xã hội do ảnh hưởng COVID-19 cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Đặc biệt là COVID
T
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các chuyên gia y tế thế giới vẫn đang nghiên cứu, tìm hiểu thêm về nguy cơ mắc COVID-19 ở những người nhiễm HIV. Một vài bằng chứng cho thấy những người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, HIV dường như ít gây nguy hiểm hơn các tình trạng sức khỏe khác như: béo phì, tiểu đường, hen suyễn nặng, bệnh hô hấp, bệnh tim, gan, đột quỵ, sa sút trí tuệ hoặc tuổi già.
Do hệ miễn dịch kém, những người nhiễm HIV nếu mắc Covid-19 dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là khi căn bệnh hiện tại không được chữa trị tốt. Vì vậy, nếu người bệnh cảm thấy không khỏe, ho khan, sốt và (hoặc) mất hay thay đổi khứu giác, vị giác, cần gọi ngay cho nhân viên y tế để xét nghiệm xem có dương tính với COVID-19 hay không và được hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị tại nhà. Người bệnh cần tiếp tục uống thuốc điều trị HIV theo quy định, để giúp hệ thống miễn dịch tăng khả năng chống chọi với virus.
- Đồng thời với những người đã mắc COVID-19 cần tăng cường hệ hô hấp để rèn luyện phương pháp thở.
Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy, kỹ thuật thở chậm, sâu ngoài việc giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn, còn làm giảm căng thẳng, giúp người bệnh bình tĩnh hơn để ứng phó với bệnh tật. Các bài tập thở có thể tạo ra cảm giác bình tĩnh, giảm căng thẳng - một phần rất quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.Triệu chứng của COVID-19 được biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Viêm phổi và đường hô hấp là những triệu chứng phổ biến gây khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện với COVID-19 nhẹ, trung bình hoặc nặng. Đối với người bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc hen suyễn từ trung bình đến nặng, có thể bị giảm dung tích phổi và khó thở, thì tình trạng khó thở có thể trầm trọng hơn đáng kể khi mắc COVID-19. COVID-19 ảnh hưởng đến toàn bộ đường hô hấp, tiếp tục cản trở luồng không khí. Nó có thể kích hoạt các cơn hen suyễn và gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Các bài tập thở sâu giúp làm sạch phổi và tăng cường chức năng phổi có thể đặc biệt có lợi cho những người mắc các bệnh này. Ngoài ra hít thở sâu còn giúp:
Đưa oxy vào sâu trong phổi, giúp loại bỏ chất nhầy và các chất lỏng khác.
Củng cố cơ hoành, một cơ hô hấp chính nằm dưới phổi
Tăng dung tích phổi bằng cách đưa oxy vào máu
Giúp người bệnh cảm thấy bình tĩnh hơn, đối phó với bệnh tật lâu dài và quá trình phục hồi.
Đặc biệt Ở những người bị COVID-19 cấp tính, các triệu chứng thường bắt đầu từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc và hết trong vòng 2 tuần. Một số người có các triệu chứng kéo dài, chẳng hạn như khó thở và mệt mỏi trong thời gian dài hơn.Nếu bạn bị COVID-19, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu các bài tập thở. Nếu bạn bị khó thở khi nghỉ ngơi, nhịp tim không đều hoặc đau ngực, thì việc tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Ngoài thở mím môi, các bài tập thở khác cũng có thể hữu ích trong khi phục hồi sức khỏe từ COVID-19. Ví dụ, thở cơ hoành sử dụng hơi thở sâu và chuyển động chậm, giúp cải thiện chức năng phổi và tăng dung tích phổi ở những người mắc COVID-19.
Ngoài ra, người nhiễm HIV nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khỏi bị mắc Covid-19 tương tự như dân số nói chung. Cần:
- Tránh xa người đang ho, ốm
- Rửa/vệ sinh tay thường xuyên và không chạm vào mặt
- Hàng ngày vệ sinh nhà cửa và nơi làm việc
- Đeo khẩu trang nếu bạn bị ốm, chăm sóc người ốm hoặc đến nơi công cộng
- Che mồm khi ho hoặc hắt hơi
- Nếu bị ốm hãy ở nhà.
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi phải tiếp xúc với người khác
- Liên hệ ngay với cơ sở y tế khi có các biểu hiện (sốt, ho, đau người/mệt mỏi, khó thở) và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài những khuyến cáo chung cho tất cả cộng đồng, người nhiễm HIV có thể thực hiện để bảo vệ bản thân theo một số bước sau:
- Hãy chắc chắn bạn có đủ ít nhất 30 ngày thuốc ARV, cùng các loại thuốc và vật tư y tế khác bạn cần để kiểm soát HIV.
- Xây dựng một kế hoạch chăm sóc bản thân nếu bạn phải ở nhà trong một vài tuần. Cố gắng tối đa liên lạc trực tuyến với phòng khám cấp thuốc điều trị HIV cho bạn (điện thoại, tư vấn online).
- Người sống chung với HIV đôi khi cần sự giúp đỡ thêm từ bạn bè, gia đình, hàng xóm, nhân viên y tế cộng đồng,… Nếu bạn bệnh, hãy chắc chắn rằng bạn giữ liên lạc qua điện thoại hoặc email với những người có thể giúp bạn.
- Hãy gọi cho đường dây nóng cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế nếu bạn có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19. Hotline Bộ Y tế 1900 3228 hoặc 1900 9095.
Một số lưu ý đặc biệt với người nhiễm HIV:
- Không bắt đầu sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV (Lopinavir/Ritonavir) hoặc thay đổi điều trị ARV để điều trị hoặc dự phòng COVID-19. Một số loại thuốc điều trị HIV (Lopinavir/Ritonavir) đang được đánh giá trong thử nghiệm lâm sàng để điều trị COVID-19. Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy loại thuốc này có thể giúp điều trị nhiễm SARS và MERS (hai loại corona vi rút khác liên quan đến vi rút gây ra COVID-19), nhưng vẫn chưa có số liệu, bằng chứng nào từ các thử nghiệm lâm sàng về việc các thuốc này giúp chữa trị người nhiễm COVID-19.
- Không sử dụng thuốc thảo dược - các loại thuốc này có thể tương tác với ARV.
- Nên duy trì lối sống lành mạnh để tăng sức đề kháng như ăn đầy đủ dinh dưỡng, ngủ ít nhất 8 giờ/ngày, giảm căng thẳng. Nếu đang sử dụng ARV, điều quan trọng nhất là tuân thủ điều trị và làm theo lời khuyên của bác sỹ tại cơ sở y tế đang điều trị HIV/AIDS cho bạn. Đây là cách tốt nhất để giữ cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh.
- Chăm sóc, hỗ trợ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế
Cuối cùng, do hiện tại chưa có phương pháp điều trị hoặc vắc-xin nào được phê duyệt để phòng ngừa virút gây ra Covid 19. Nên cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là tránh tiếp xúc với COVID-19.