CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Thứ Hai, 06/05/2024 | 07:56:16 GMT+7

Bệnh viện Da liễu Hà Nội triển khai Phòng khám, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV PrEP

28/09/2020 | 2313 lượt xem

Với mục tiêu chung tay cùng cộng đồng giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV với nhóm người có nguy cơ cao đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội.

prep-dalieu-hn-24-8-1-.jpg

Từ 24 tháng 8/2020, Bệnh viện triển khai phòng khám điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) miễn phí cho nhóm người có nguy cơ cao, phòng khám được đặt tại phòng số 207, tầng 2, nhà A – Bệnh viện Da liễu Hà Nội – 79B Nguyễn Khuyến – Văn Miếu – Hà Nội.
Những ai nên điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, những người có xét nghiệm HIV âm tính và trong vòng 6 tháng qua có ít nhất một yếu tố dưới đây thì nên thực hiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV:
 - Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV ≥ 200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV;
 - Có quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV (người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới…);
- Có một trong các yếu tố sau:
•    Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su với hơn 01 bạn tình;
•    Đã mắc hoặc đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục;
•    Đã sử dụng PrEP;
•    Có quan hệ tình dục để đổi lấy tiền hoặc hiện vật;
•    Có sử dụng ma túy đá trong khi quan hệ tình dục;
•    Có nhu cầu sử dụng PrEP.
- Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích.
 
Tại sao nên sử dụng phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra, những người nam quan hệ tình dục đồng giới và người nữ chuyển giới sử dụng PrEP hàng ngày, sẽ đạt được tỉ lệ bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên tới 99%. Hơn nữa, với việc sử dụng PrEP hàng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục đến hơn 90% và qua đường tiêm chích ma túy đến hơn 70%.
Phương pháp này an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

PrEP an toàn cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú
Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp tác dụng phụ như: buồn nôn, đau đầu,… nhưng tác dụng phụ thường nhẹ và chấm dứt sau 1 - 2 tuần.
Đặc biệt, với nhóm người chuyển giới khi sử dụng phương pháp này không gây ảnh hưởng tới việc sử dụng hormone nữ.
Hình thức và đối tượng sử dụng PrEP
Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng PrEP có 2 cách, cụ thể đó là:
- PrEP hàng ngày: Chỉ định cho mọi đối tượng nguy cơ theo khuyến cáo;
- PrEP theo tình huống: Dùng cho nam quan hệ tình dục đồng giới có chỉ định dùng PrEP tuân thủ các nguyên tắc dùng thuốc.
Trước khi chỉ định, khách hàng sẽ được thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định phù hợp là dùng PrEP tình huống hay PrEP hàng ngày.
 Bên cạnh đó, cùng với sự hỗ trợ của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội, Phòng khám bệnh viện có đầy đủ thuốc, trang thiết bị hỗ trợ quá trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
 
 LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ PrEP TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
1. Được cấp thuốc điều trị miễn phí
2. Miễn phí khám và tư vấn: 5 lần/năm
3. Miễn phí xét nghiệm:
- Xét nghiệm HIV (HIV Ab test nhanh): 5 lần/năm
- Xét nghiệm Creatinin máu: 2 lần/năm
-  Xét nghiệm Viêm gan B (HBsAg test nhanh): 1 lần/năm
- Xét nghiệm viêm gan C (Anti HCV miễn dịch tự động): 1 lần/năm
- Xét nghiệm giang mai: 4 lần/năm.
4. Đội ngũ y bác sỹ có trình độ cao, tư vấn, chăm sóc tận tình, chu đáo


 
Quy trình sàng lọc và đăng ký sử dụng PrEP tại bệnh viện


THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA PHÒNG KHÁM: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng từ 8h – 11h30
- Chiều từ 13h30 – 16h30
“Đừng ngại, hãy đến với chúng tôi để sẻ chia những mong muốn của bạn”
----------------------------------