CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị HIV trong tình hình COVID-19

Thứ Năm, 02/05/2024 | 05:26:01 GMT+7

COVID-19 đang làm gián đoạn dịch vụ y tế ở 90% quốc gia

15/03/2022 | 864 lượt xem

Tùng Hiếu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo COVID-19 gây gián đoạn những dịch vụ y tế cơ bản như tiêm chủng, điều trị HIV/AIDS ở 92% quốc gia.

WHO cảnh báo "Tác động của dịch Covid-19 tới các dịch vụ y tế thiết yếu rất đáng lo ngại", báo cáo công bố hồi tháng 8 của WHO lưu ý. "Những thành tựu trong lĩnh vực y tế đạt được trong hai thập kỷ qua có thể bị xóa sổ chỉ trong thời gian ngắn". Theo cuộc khảo sát thực hiện giữa tháng 5 và 7 tại hơn 100 quốc gia, các dịch vụ y tế quan trọng ở hầu hết các nước đều bị gián đoạn, đe dọa tính mạng cả những người không nhiễm nCoV. Các nước thu nhập thấp và trung bình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 70% dịch vụ tiêm chủng định kỳ ở các nước được khảo sát chịu tác động từ dịch Covid-19, theo sau là kế hoạch hóa gia đình (68%), chẩn đoán và điều trị ung thư (55%), dịch vụ cấp cứu (25%). "Sự chậm trễ đáng kể ở bất kỳ dịch vụ nào cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực lâu dài cho sức khỏe dân số", cơ quan y tế Liên Hợp Quốc trụ sở tại Geneva cảnh báo. "Các tác động có thể lớn hơn những gì cảm nhận khi đại dịch đang diễn ra, bởi trong nỗ lực đáp ứng dịch vụ, nguồn lực y tế ở các nước có thể bị quá tải". Thời điểm đầu dịch mới bùng phát, tình trạng khan hiếm vật tư y tế trở nên phổ biến. Các quốc gia trên thế giới tranh nhau mua kit xét nghiệm Covid-19. Cùng với đó, các mặt hàng được săn lùng nhất là thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE - Personal Protective Equipment) như bộ đồ bảo hộ, khẩu trang, máy thở và hóa chất dùng làm xét nghiệm. Nhu cầu về PPE gia tăng nhanh hơn tốc độ người bị lây nhiễm do số lượng và tần suất người sử dụng chúng rất cao. Covid-19 cũng thúc đẩy một cuộc đua chưa từng có trong nỗ lực phát triển vaccine và hàng loạt kết quả thử nghiệm tốt hơn mong đợi gần đây làm dấy lên hy vọng đại dịch sắp bị chặn đứng.

Để kiềm chế dịch bệnh lây lan, hàng loạt quốc gia đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế và phong tỏa nghiêm ngặt. Điều này làm thay đổi đáng kể cách con người tương tác và tạo ra không ít tranh cãi. Nhóm phản đối phong tỏa cho rằng bản thân biện pháp này đã trở thành một phần của vấn đề khi nó gây ra những tổn thất ngoài dự kiến, đặc biệt về kinh tế. Họ kêu gọi chính phủ các nước nên áp dụng cái mà họ gọi là biện pháp "bảo vệ tập trung" nhằm đạt "miễn dịch cộng đồng". Biện pháp hướng tới cô lập các nhóm được xác định là có nguy cơ cao nhất trước Covid-19, ví dụ như người già tại viện dưỡng lão hay những người có bệnh lý nền, trong khi vẫn cho phép những nhóm khác tiếp tục cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, nhóm phản đối cho rằng cách tiếp cận trên sẽ chỉ khiến Covid-19 lây lan mất kiểm soát. "Khi nhìn vào Anh hay các nước châu Âu khác, bạn không cần đến một biểu đồ bệnh truyền nhiễm phức tạp mới có thể nhìn thấy rằng dịch bệnh đang tăng gấp đôi quy mô sau mỗi 4 ngày", tiến sĩ Katharina Hauck từ Đại học Hoàng gia London cho hay. "Không mất quá nhiều thời gian để tính ra khi nào các phòng chăm sóc đặc biệt sẽ quá tải và đây là điều mà nhiều mô hình đã cho thấy. Vì thế, tôi nghĩ thực tế trên đã thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng phong tỏa là biện pháp thay thế duy nhất", bà nhấn mạnh.

Ngoài việc kìm kẹp cuộc sống, thay đổi các mối quan hệ xã hội, Covid-19 còn tác động không nhỏ tới sức khỏe tâm thần của con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Oxford đăng trên tạp chí Lancet Psychiatry hồi tháng 11, khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp các rối loạn tâm thần sau ba tháng mắc bệnh. Lo âu, trầm cảm, mất ngủ là những tình trạng phổ biến nhất. Nỗi lo sợ bị nhiễm Covid-19 còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) ở những người đã được chẩn đoán mắc hội chứng này trước đó. Một nghiên cứu của Tạp chí Rối loạn Lo âu, Mỹ, trên 394 cá nhân mắc OCD cho thấy 72% số người tham gia bị gia tăng các triệu chứng giữa cuộc khủng hoảng Covid-19. Virus cũng tạo ra các triệu chứng OCD ở những người bị chẩn đoán mắc những hội chứng lo âu khác hoặc người dễ căng thẳng. Để giải tỏa căng thẳng, nhiều người tìm đến các chất kích thích như ma túy và rượu mạnh. Đây là một hệ lụy khác do Covid-19 gây ra. Tại Mỹ, từ tháng hai đến tháng ba, số đơn thuốc benzodiazepines, một loại thuốc có thể gây nghiện dùng để trị chứng lo âu, hồi hộp, đã tăng 34%.

Bác sĩ tại Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Venezuela, ngày 1/2.

Dữ liệu thu thập từ 5 khu vực trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020 cho thấy, hầu hết mọi quốc gia (90%) đều trải qua sự gián đoạn đối với các dịch vụ y tế, trong đó các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình báo cáo những khó khăn lớn nhất. Phần lớn các quốc gia báo cáo rằng nhiều dịch vụ thông thường và tự chọn đã bị đình chỉ, trong khi dịch vụ chăm sóc quan trọng - chẳng hạn như tầm soát và điều trị ung thư và điều trị HIV - đã bị gián đoạn ở các nước có thu nhập thấp.

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, cho biết: Cuộc khảo sát đã cho thấy có những vết nứt trong hệ thống y tế, nhưng nó cũng nhằm cung cấp thông tin về các chiến lược mới để cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ đại dịch và hơn thế nữa. Một bài học cho tất cả các quốc gia, đó là phải chuẩn bị tốt hơn cho các trường hợp khẩn cấp nhưng cũng không ngừng đầu tư vào các hệ thống y tế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi người trong suốt cuộc đời.

Cuộc khảo sát thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12/2021 cho thấy nhiều dịch vụ bị "ảnh hưởng nghiêm trọng", "ít hoặc không cải thiện" so với các cuộc khảo sát trước đó vào đầu năm 2021.
WHO cho biết: "Kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hành động khẩn cấp nhằm giải quyết những thách thức lớn của hệ thống y tế, phục hồi các dịch vụ và giảm thiểu tác động của COVID-19".
Các dịch vụ khẩn cấp như xe cứu thương, phòng cấp cứu quá tải hoặc hoạt động kém hiệu quả, bị gián đoạn ở 36% các quốc gia trong nghiên cứu, cao hơn so với 29% vào đầu năm 2021 và 21% năm 2020. Các ca phẫu thuật tự chọn như thay khớp háng, đầu gối bị tạm ngừng ở 59% các quốc gia.
Thời điểm khảo sát trùng với đợt bùng phát COVID-19 tại nhiều nước vào cuối năm 2021 do biến chủng Omicron lây lan mạnh, gây nhiều căng thẳng cho các bệnh viện.
WHO cho rằng quy mô của sự gián đoạn là do các vấn đề về y tế đã tồn tại từ trước cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe suy giảm.
Các nước đã và đang nỗ lực hành động để giảm thiểu tình trạng này. Nhiều khu vực tăng cường truyền thông giúp công chúng hiểu được những thay đổi đối với dịch vụ y tế, đồng thời đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe an toàn. Giới chức cũng phân tích nhằm xác định và đáp ứng tốt hơn nhu cầu cần thiết của bệnh nhân.
Hơn một nửa số nước trong khảo sát cho biết họ đã tuyển dụng thêm nhân viên, tăng cường lực lượng y tế, chuyển tuyến bệnh nhân đến các cơ sở chăm sóc khác. Các nước đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc tại nhà, kê đơn điều trị trước nhiều tháng và tăng cường khám chữa bệnh từ xa (telehealth).
WHO và các tổ chức đối tác đã hỗ trợ nhiều nước điều chỉnh quy trình y tế nhằm ứng phó tốt hơn với những thách thức đặt ra, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao tỷ lệ khám chữa bệnh toàn dân.

Cần ứng phó với dại dịch

Điều chỉnh các chiến lược cung cấp dịch vụ

Nhiều quốc gia đã bắt đầu thực hiện một số chiến lược do WHO khuyến nghị để giảm thiểu gián đoạn dịch vụ, chẳng hạn như xác định các dịch vụ ưu tiên, chuyển sang khám bệnh trực tuyến, thay đổi các thói quen về kê đơn thuốc, chuỗi cung ứng và chiến lược truyền thông y tế công cộng. Tuy nhiên, chỉ có 14% quốc gia báo cáo miễn chi phí cho người bệnh, một bước đi được WHO khuyến nghị để bù đắp những khó khăn tài chính cho bệnh nhân.

Cuộc khảo sát cũng đề cập đến kinh nghiệm riêng của mỗi quốc gia trong việc điều chỉnh các chiến lược nhằm giảm thiểu tác động đến việc cung cấp dịch vụ. Dù còn một số hạn chế, nó nhấn mạnh sự cần thiết của việc cải thiện việc giám sát theo thời gian thực những thay đổi trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ vì dịch có thể bùng phát hoặc suy yếu dần trong những tháng tới, đồng thời đưa ra các giải pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Để đạt được mục tiêu đó, WHO sẽ tiếp tục làm việc với các quốc gia và cung cấp các công cụ hỗ trợ để giải quyết hậu quả của COVID-19. Do nhu cầu cấp thiết của các quốc gia về việc được hỗ trợ trong quá trình ứng phó với đại dịch, WHO đang phát triển “COVID19: Trung tâm Học tập về dịch vụ y tế”, một trang web cho phép các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. WHO cũng đang thực hiện các cuộc khảo sát bổ sung ở cấp địa phương và tại các cơ sở y tế để đánh giá tác động lâu dài của sự gián đoạn và giúp các quốc gia cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi theo đuổi các chiến lược giảm thiểu khác nhau.

Cuộc khảo sát “Đánh giá nhanh tính liên tục của các dịch vụ y tế thiết yếu trong đại dịch COVID-19” được thực hiện ở 159 quốc gia (tất cả các khu vực của WHO trừ châu Mỹ). WHO nhận được 105 câu trả lời từ các quan chức cấp cao của các Bộ Y tế trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Mục đích của cuộc khảo sát là để hiểu thêm về tác động của đại dịch COVID-19 đối với 25 dịch vụ y tế thiết yếu ở các quốc gia và cách các quốc gia thay đổi chiến lược để duy trì các dịch vụ thiết yếu.

Mặc dù khảo sát này còn một số hạn chế, nhưng nó vẫn khá toàn diện vì xem xét tận 25 dịch vụ y tế cốt lõi và so sánh mức độ gián đoạn đối với các dịch vụ này trên hơn 100 quốc gia. Nó cho thấy rằng ngay cả các hệ thống y tế tiên tiến cũng có thể nhanh chóng bị quá tải khi bùng dịch COVID-19, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu một cách bền vững và điều chỉnh chiến lược để đảm bảo duy trì cung cấp các dịch vụ chăm sóc thiết yếu.

-Các báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy, người nhiễm HIV không phải là đối tượng nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn các nhóm dân số khác. Tuy nhiên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thừa nhận rằng bệnh nhân nhiễm HIV điều trị thuốc kháng virus thành công (ART) với HIV bị ức chế sẽ có khả năng chống lại COVID-19 tốt hơn so với những người mắc HIV nhưng không được kiểm soát, điều trị và hệ thống miễn dịch suy yếu.

Có những lo ngại liên quan đến những người hiện không điều trị ARV, không bị ức chế về mặt virus và những người được chẩn đoán ở giai đoạn nhiễm trùng muộn (AIDS). Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, thực tế gần đây những ca phát hiện HIV muộn có xu hướng gia tăng trong bối cảnh dịch. Điều này làm tăng mối lo ngại về các bệnh nhiễm trùng cơ hội, như viêm phổi và lao (TB). Do tỷ lệ nhiễm lao hiện tại và quá khứ ở nước ta khá cao, nhiều người bị tổn thương phổi sau bệnh lao và bệnh có thể làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của COVID-19.

Lo ngại về việc ức chế virus cũng được đặt ra. Trong đó việc bối cảnh COVID-19 dẫn đến nhiều người bỏ thuốc do những yếu tố khác nhau tác động, dẫn đến nhiều nguy cơ tăng tải lượng virus cũng như tỷ lệ kháng thuốc.

Đại dịch cũng đặt ra những thách thức liên quan đến các dịch vụ xét nghiệm HIV và chăm sóc cho những người mới được chẩn đoán nhiễm HIV, những người cần có mức độ theo dõi lâm sàng cao hơn cho cả sức khỏe thể chất và tâm lý của họ. Nhiều bác sĩ lâm sàng bày tỏ lo ngại về việc giãn cách xã hội làm gián đoạn mọi người tìm kiếm các dịch vụ xét nghiệm và theo dõi HIV, với ít hoặc không có tư vấn trực tiếp về sức khỏe tình dục diễn ra ở nhiều cơ sở. Đã có một sự thay đổi trong việc cung cấp dịch vụ ảo và điện thoại, với những gợi ý về sự cần thiết phải mở rộng các chương trình tự xét nghiệm HIV như sinh phẩm oraquick.

Việt Nam là một trong những quốc gia phản ứng cực nhanh với COVID-19, kéo theo các dịch vụ liên quan bị chi phối bởi COVID-19 như HIV. Các kinh nghiệm phong phú trong quá khứ khi ứng phó với HIV đã giúp các lãnh đạo của Bộ Y Tế cũng như Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhanh chóng có các biện pháp duy trì chăm sóc điều trị.

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ, hầu hết các phòng khám đều được triển khai dịch vụ tư vấn qua, hỗ trợ qua điện thoại với những bệnh nhân có tiền sử chăm sóc điều trị tốt. Với nhiều bác sĩ lâm sàng trước đây đã tận tâm cung cấp HIV và các dịch vụ sức khỏe tình dục được triển khai để đáp ứng với COVID-19 cũng đã chuyển sang tư vấn qua điện thoại. Đây là lần đầu tiên những người mắc bệnh mãn tính chủ động không khuyến khích tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe và bày tỏ lo ngại về việc những người nhiễm HIV sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe bị áp đảo bởi COVID-19.

Tùng Hiếu