CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị HIV trong tình hình COVID-19

Thứ Hai, 06/05/2024 | 18:08:35 GMT+7

COVID-19 làm giảm thành quả phòng, chống HIV/AIDS và lao trên toàn cầu

19/04/2022 | 491 lượt xem

Phương Hà

Bệnh lao là một bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được, tuy nhiên nó vẫn tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm và vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người nhiễm HIV. 

COVID-19 làm giảm thành quả phòng, chống HIV/AIDS và lao trên toàn cầu.

Bệnh lao gia tăng nhanh chóng.

Nghiên cứu do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ thực hiện và được đăng tải trên tạp chí Morbidity and Mortality Weekly Report. CDC đã phân tích các dữ liệu để xác định số lượng và mô tả xu hướng của các trường hợp mắc bệnh lao.
Theo báo cáo, số ca mắc lao phổi đã tăng từ 7.173 ca lên 7.860 ca vào năm 2021. Từ năm 2019 đến năm 2020, số bệnh nhân lao đã giảm gần 20%. Tuy tăng, song số ca bệnh lao trong năm 2021 vẫn thấp hơn 12,6% so với năm 2019. Trước khi đại dịch bùng phát, tỉ lệ mắc bệnh lao giảm trung bình từ 1 - 2% mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết về những thay đổi trong xu hướng bệnh lao trong 3 năm qua, nhiều trong số đó liên quan đến đại dịch COVID-19. Họ cho biết có thể những nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19 và hạn chế đi lại đã giúp số ca mắc bệnh lao giảm kể từ năm 2019.

Sự xáo trộn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ thời gian đại dịch cũng có thể khiến nhiều trường hợp mắc bệnh lao không được thăm khám hoặc không được chẩn đoán. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm bệnh lao thành COVID-19 do có cùng triệu chứng hô hấp.

Ví dụ như tại bang Minnesota, xu hướng bệnh lao tại đây gần như giống với xu hướng bệnh của các nước với nguyên nhân tương tự. Số ca mắc tại Minnesota đã tăng từ mức 2,05 ca trên mỗi 100.000 dân trong năm 2020 lên mức 2,35 trên mỗi 100.000 dân vào năm sau đó. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn thấp hơn so với mức 2,62 của năm 2019.

Theo Liên minh phòng trừ bệnh lao (TB Elimination Alliance), một trong những nguyên nhân bệnh lao gia tăng là nhân viên phòng y tế chữa trị lao đã điều chuyển sang phòng dịch COVID-19; người bệnh vì lo ngại dịch mà không đi thăm khám  định kì để phát hiện bệnh, khi mắc bệnh thì bệnh đã trở nặng.

Trước đó, phát biểu nhân Ngày Thế giới phòng chống lao (ngày 24/3), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay cơ quan này đã lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong do bệnh lao gia tăng trong hơn 10 năm qua. Tác động của đại dịch COVID-19 đã đảo ngược những tiến bộ của thế giới trong việc giảm thiểu số người tử vong do bệnh lao.


Theo UNAIDS, mặc dù thế giới đã đạt được những tiến bộ trong những năm gần đây, nhưng đã có một số thay đổi do đại dịch COVID-19 gây ra. Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, số ca mắc lao ước tính xảy ra ở những người nhiễm HIV đã giảm đều đặn. Tuy nhiên, vào năm 2020, chỉ 48% trong số ước tính 787.000 đợt lao trên toàn cầu ở những người nhiễm HIV được chẩn đoán. Điều này phản ánh sự sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2004 về tỷ lệ các trường hợp mắc lao ước tính xảy ra ở những người nhiễm HIV đã được thông báo, từ 56% vào năm 2019.
88% số người nhiễm HIV được chẩn đoán và thông báo mắc lao được điều trị bằng thuốc kháng virus, tương ứng với 42% số người nhiễm HIV được ước tính đã phát triển thành bệnh lao vào năm 2020. Trong khi đến năm 2019, con số này đã tăng dần số bệnh nhân lao sống chung với HIV đang điều trị ARV. Số liệu năm 2020 phản ánh tỉ lệ các trường hợp mắc lao sự cố của những người nhiễm HIV được điều trị ARV lần đầu tiên kể từ năm 2004 giảm từ 49%. Số người nhiễm HIV được điều trị dự phòng lao từ năm 2019 đến năm 2020 cũng giảm.
Trong khi Cuộc họp Cấp cao của Liên Hợp Quốc về bệnh lao, mục tiêu 6 triệu người nhiễm HIV được điều trị dự phòng lao từ năm 2018 đến năm 2022 đã đạt trước thời hạn, với 7,5 triệu người nhiễm HIV được điều trị dự phòng lao từ năm 2018 đến năm 2020. Như vậy, theo UNAIDS, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu năm 2025 là 90% người nhiễm HIV được điều trị dự phòng lao.
Ước tính có khoảng 214.000 trường hợp tử vong liên quan đến lao vào năm 2020 ở những người sống chung với HIV, giảm 62% kể từ năm 2010, khi bệnh lao cướp đi sinh mạng của 563.000 người nhiễm HIV. Lần đầu tiên kể từ năm 2006, số ca tử vong liên quan đến lao ước tính ở những người nhiễm HIV tăng từ năm 2019 đến năm 2020, từ con số ước tính là 209.000 trường hợp. Trong khi đó, Tuyên bố Chính trị của Liên Hợp Quốc về AIDS năm 2021 yêu cầu giảm 80% vào năm 2025 (so với đường cơ sở năm 2010).

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Có hơn 172.000 người mắc bệnh lao và 10.400 người chết vì bệnh lao (báo cáo WHO 2020). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của hơn 10.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.

COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng, không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Tác động đặc biệt tới bệnh nhân Đồng nhiễm lao và HIV

Ước tính trên toàn cầu, đối với những người bị nhiễm HIV thì bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các ca bệnh này. Hay nói cách khác, lao đồng nhiễm HIV là bệnh nhiễm trùng cơ hội, ý chỉ các bệnh nhiễm trùng với tần suất xảy ra thường xuyên và có tính chất nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu so với người khoẻ mạnh bình thường. Cụ thể là trong trường hợp những người bị HIV thì hệ thống miễn dịch của họ vốn đã bị tổn thương bởi virus HIV, lúc này vi khuẩn lao sẽ dễ dàng tấn công và tàn phá cơ thể họ hơn. Những ca bị lao đồng nhiễm HIV thì biểu hiện của cả 2 chứng bệnh này trên cùng một cơ thể thường có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bình thường.