CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Thứ Hai, 06/05/2024 | 10:24:47 GMT+7

Cục Phòng, chống HIV/AIDS Tổ chức Diễn đàn trực tuyến về Tạo cầu chương trình điều trị Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (PrEP)

28/09/2020 | 879 lượt xem

Ngày 27/8/2020, Tại Hà Nội, Nhằm chia sẻ thêm tiếp cận chiến lược, loại hình hoạt động và kinh nghiệm về mảng tạo cầu Tạo cầu chương trình điều trị Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút, Cục Phòng, Chống HIV/AIDS (VAAC) phối hợp với dự án USAID/PATH Healthy Markets tổ chức Diễn đàn online: Tạo cầu PrEP.

Tham dự và chủ trì có TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bs. Vũ Ngọc Bảo, Phó Giám đốc dự án USAID/PATH Healthy Markets. Cùng Tham dự còn có các đối tác, tổ chức triển khai chương trình điều trị Prep, các phòng khám tư nhân và công lập triển khai chương trình PrEP ở 11 tỉnh, thành phố PEPFAR tại hơn 50 điểm cầu.
 27-8-path-online-prep-1-.jpg
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh nhấn mạnh Tạo cầu PrEP là một trong những nội dung quan trọng giúp cộng đồng đích hiểu, tin tưởng và sử dụng dịch vụ này tại Việt Nam. Đối với các chỉ tiêu PrEP năm nay chúng ta đã đạt được mục tiêu đặt ra tuy nhiên sang năm sau chỉ tiêu này rất lớn. Ngoài những hoạt động cung cấp thuốc theo quy trình thì để có lượng khách hàng cần mở rộng các chương trình truyền thông tạo cầu với PrEP. Đồng thời Ts Cảnh cũng đánh giá cao cách làm mới về hoạt động truyền thông tạo cầu PrEP của tổ chức PATH; Thông qua diễn đàn online này sẽ các đại biểu, các cơ quan tổ chức được chia sẻ thêm kiến thức về các kênh tạo cầu (tình hình, xu hướng và ứng dụng trong hoạt động tạo cầu PrEP), về việc thiết kế, triển khai các hoạt động tạo cầu sáng tạo cho dịch vụ PrEP, cũng như chia sẻ những kết quả, bài học kinh nghiệm từ các Chương trình, Dự án đang thực hiện chiến dịch/hoạt động tạo cầu PrEP tại Việt Nam.
 


Tại diễn đàn online, các đại biểu đã được nghe tổ chức PATH Cập nhật về mạng xã hội tại Việt Nam và xu hướng sử dụng của các nhóm đích và Chiến dịch truyền thông tạo cầu PrEP4LOVE: tiếp cận, kết quả và bài học kinh nghiệm. Đồng thời tại diễn đàn, Phòng khám SHP, Đại học Y Hà Nội cũng chia sẻ Bài học thành công về tạo cầu dịch vụ PrEP tại phòng khám SHP. Đồng thời các đại biểu cũng được thảo luận và đề xuất các chủ đề thảo luận trong cuộc họp tới.
Theo số liệu báo cáo tại cuộc họp thì có 65 triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam, chiếm 67% dân số. Mỗi người sử dụng MXH 2.5 tiếng mỗi ngày. Trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 6 triệu người dùng mới. Theo một khảo sát nhanh,  Hầu hết người dùng mạng xã hội ở Việt Nam dùng Facebook, Youtube và Zalo. Đồng thời nhóm đích MSM 89% có điện thoại thông minh và 98% có ít nhất một tài khoản mạng xã hội và 66% người sử dụng internet tìm thông tin về HIV và 74% nói rằng họ tìm kiếm bạn tình thông qua online và chủ yếu người dùng qua điện thoại. Đồng thời báo cáo cũng đưa ra 4 giải pháp để triển khai hoạt động tạo cầu bao gồm: Xây dựng nội dung phù hợp với nhóm đối tượng trẻ; Kết hợp nhiều MXH khác nhau; Tạo ra các chiến dịch thân thiện với người dùng điện thoại di động; Huy động người có tầm ảnh hưởng, khách hàng cùng xây dựng nội dung. Đa dạng hóa hình thức quảng bá, nhất là sử dụng video. Cũng tại diễn đàn các đại biểu đã thảo luận phương hướng triển khai hoạt động tạo cầu cho chương trình PrEP phải hướng vào đối tượng đích, coi họ là khách hàng và tăng cường việc truyền thông.  
Hiện nay tính đến hết năm 2020 toàn quốc có 26 tỉnh, thành phố triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP. Đến 6/2020, số người có nguy cơ cao nhiễm HIV sử dụng dịch vụ PrEP là 7.504 người tại 49 cơ sở của 12 tỉnh, số người đang sử dụng dịch vụ PrEP là 5.888 người. Tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị sau 3 tháng đạt 84% và sau 6 tháng đạt 71%.  Đồng thời toàn quốc có khoảng trên 210.000 người nhiễm HIV, trên 142.000 người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong một số nhóm nguy cơ cao có xu hướng giảm như nhóm nghiện chính ma tuý, nhóm phụ nữ mại dâm. Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm gần đây (khoảng 11% năm 2019) và cộng đồng người chuyển giới có xu hướng tăng lên, đặc biệt là tại các khu vực đô thị, các tỉnh, thành phố lớn hoặc các tỉnh du lịch.


 
Đại diện tổ chức PATH chia sẻ trình bày

 Các đai biểu thảo luận trực tuyến về tạo cầu PrEP


Với mục tiêu Góp phần đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giảm số người mới nhiễm HIV trong cộng đồng đặc biệt là quần thể có nguy cao nhiễm HIV. Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, Kế hoạch 2021-2025 đang được Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đối tác PEPFAR cũng như các tổ chức phi chính phủ trong nước tích cực xây dựng. Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng cho biết sẽ một là Mở rộng triển khai cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại cơ sở y tế bao gồm cả điều trị PrEP hằng ngày và điều trị PrEP theo tình huống. Đảm bảo đến hết năm 2025, 63/63 tỉnh, thành phố triển khai cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho các đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV; Hai là Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ PrEP. Thực hiện mô hình cung cấp dịch vụ PrEP toàn diện, thân thiện, hướng tới sự hài lòng của khách hàng. Ba là, Đa dạng hoá các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương, đảm bảo khách hàng được tiếp cận dễ dàng, thuận lợi. Bốn là Từng bước triển khai xã hội hoá (tiếp thị xã hội) dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.  


 
Toàn thể các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Ng