CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Thứ Năm, 02/05/2024 | 02:38:51 GMT+7

Thí điểm hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV từ xa (Tele PrEP)

23/08/2021 | 1085 lượt xem

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả hiện nay. Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Trong đó chỉ tiêu tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị PrEP đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

 

Sau đây là Chia sẻ của PGS.TS Phan Thị Thu Hương về thí điểm triển khai PrEP lưu động

Ngày 11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5154/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định 5154) với chỉ tiêu 72.000 người có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị PrEP vào năm 2025. Để mở rộng độ bao phủ, đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP đảm bảo khách hàng được tiếp cận dễ dàng, thuận lợi và phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch theo Quyết định 5154, Cục Phòng, chống HIV/AIDS xây dựng Hướng dẫn cung cấp dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP). Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế chỉ đạo cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện những nội dung sau:

Dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV (sau đây viết tắt là điều trị PrEP lưu động) là dịch vụ y tế nhân đạo và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV, được thực hiện tại các địa điểm bên ngoài cơ sở y tế phù hợp với khách hàng hoặc tại một nơi thuận lợi với một nhóm khách hàng mà do hoàn cảnh hoặc lý do nào đó họ không tiếp cận được với dịch vụ điều trị PrEP tại các cơ sở y tế.

Nguyên tắc thực hiện của PrEP lưu động

Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động là cơ sở y tế đã được cấp phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động cần xây dựng kế hoạch về điều trị PrEP lưu động và được Sở Y tế đồng ý bằng văn bản.
Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động phải bảo mật thông tin của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Điều trị PrEP lưu động được cung cấp dựa trên sự tự nguyện tham gia của khách hàng và hoàn toàn miễn phí bao gồm cả thuốc ARV
Việc quản lý hồ sơ khách hàng điều trị PrEP lưu động phải được thực hiện tại cơ sở y tế tổ chức điều trị PrEP lưu động
Cung cấp điều trị PrEP lưu động cần có sự phối hợp xuyên suốt trước, trong và sau đợt lưu động giữa cơ sở y tế cung cấp dịch vụ lưu động, các nhóm hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.

Thưa PGS.TS, Xin hỏi cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động PrEP từ xa?
TL: Một loạt các cơ sở pháp lý để triển khai PrEP là hàng loạt các văn bản mới được ban hành như:
-        - Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 64/2006/QH11 ngày 29/06/2006;
-    Luật số 71/2020/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 16/11/2020;
-    Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định “Hội chẩn từ xa bằng công nghệ thông tin’’ tại khoản 2, Điều 56;
-    Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
-    Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ Y tế Quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
-    Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế;
-    Thông tư 49/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 28/12/2017 quy định cung cấp dịch vụ y tế từ xa đã mở rộng 05 hình thức tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và hình thức đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
-    Thông tư số 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế Quy định về quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế;
-    Thông tư 21/2019/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 21/8/2019 về Hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình;
-    Quyết định 5456/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 20/11/2019 về Hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;
-    Quyết định 5154/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 11/12/2020 về Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giai đoạn 2021 – 2025;
-    Quyết định 5866/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 28/9/2018 về Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020;
-    Quyết định số 2673/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2018 về Hướng dẫn Tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng;
-    Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Đề án khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020-2025.

Vậy thực hiện thí điểm PrEP từ xa là như nào thưa Phó Cục trưởng?
Trước hết về khái niệm của PrEP từ xa chúng ta xác định Dịch vụ điều trị PrEP từ xa là dịch vụ y tế được cung cấp bằng cách tương tác qua hệ thống âm thanh và hình ảnh điện tử giữa bác sĩ và khách hàng không ở cùng một địa điểm. Tư vấn khám, điều trị PrEP từ xa là tư vấn khám bệnh khi bác sĩ và khách hàng không có mặt trong cùng phòng và sử dụng công nghệ để nghe và nhìn thấy nhau.
Thứ hai là Nguyên tắc thực hiện là Dịch vụ điều trị PrEP từ xa là dịch vụ y tế được cung cấp bằng cách tương tác qua hệ thống âm thanh và hình ảnh điện tử giữa bác sĩ và khách hàng không ở cùng một địa điểm. Tư vấn khám, điều trị PrEP từ xa là tư vấn khám bệnh khi bác sĩ và khách hàng không có mặt trong cùng phòng và sử dụng công nghệ để nghe và nhìn thấy nhau.
Vậy dự kiến phải chuẩn bị những điều kiện gì thưa bà?
TL: Thứ nhất là cần có yêu cầu kỹ thuật:
- Yêu cầu kỹ thuật công nghệ thông tin đối với cung cấp dịch vụ Tele PrEP được thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 Quy định về hoạt động y tế từ xa.
    - Cơ sở y tế và khách hàng đảm bảo phương tiện phù hợp để thực hiện cung cấp dịch vụ điều trị PrEP từ xa như máy vi tính hoặc điện thoại thông minh có khả năng cài đặt các phần mềm phục vụ cho thí điểm điều trị PrEP từ xa.
    - Phần mềm phục vụ cho thí điểm điều trị PrEP từ xa đảm bảo khả năng ghi và lưu trữ các video, đảm bảo việc mã hóa các video tương tác giữa cơ sở y tế và khách hàng; đảm bảo mã hóa hồ sơ bệnh án điện tử của khách hàng một cách an toàn.
Thứ hai là về nguồn lực cung cấp dịch vụ điều trị PrEP từ xa:
    Nhân lực: Cơ sở y tế bố trí cán bộ y tế gồm Bác sĩ, điều dưỡng, tư vấn viên, điều dưỡng tham gia cung cấp dịch vụ điều trị PrEP từ xa. Phân công cán bộ tham gia từng khâu cụ thể trong quy trình cung cấp địch vụ điều trị PrEP từ xa.
    Kinh phí: Cơ sở y tế cần xây dựng kinh phí chi tiết và đảm bảo nguồn kinh phí cho cung cấp dịch vụ điều trị PrEP từ xa.
Thứ ba là: Cơ sở y tế đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho khách hàng. Trong trường hợp cơ sở y tế không thực hiện được việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho khách hàng, cơ sở có thể ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
    Kinh phí xét nghiệm tại nhà do khách hàng tự chi trả hoặc dự án chi trả theo quy định.


 PGS.TS Phan Thị Thu Hương. phát biểu tại hội thảo PrEP

Nguyễn Phương Hà