CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Thứ Ba, 23/04/2024 | 19:27:04 GMT+7

Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tập huấn PrEP cho các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Khánh Hòa

11/06/2022 | 429 lượt xem

Trong hai ngày 8 và 9/6/2022, tại Nha Trang, tiếp theo lớp Hà Nội Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS đã tổ chức lớp tập huấn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho khoảng 50 học viên đến từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật, các cơ sở điều trị PrEP tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Khánh Hòa

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được giảng viên từ Cục phòng, chống HIV/AIDS, Ban Quản lý dự án quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS Chia sẻ về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP): Cập nhật kết quả chương trình PrEP, Chỉ tiêu của toàn quốc và các tỉnh do dự án QTC hỗ trợ, Hệ thống văn bản hướng dẫn chuyên môn về PrEP tai Việt Nam; Cập nhật điểm mới về điều trị PrEP theo “Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định 5968/QĐ-BYT; Lập kế hoạch tổ chức sự kiện truyền thông, truyền thông nhóm tại địa phương; Giới thiệu và hướng dẫn thực hiện các mô hình mới trong cung cấp dịch vụ PrEP; Sàng lọc và hướng dẫn tư vấn trước, trong và sau khi cung cấp dịch vụ điều trị PrEP; Thực hành sàng lọc và tư vấn; Hướng dẫn các quy định trong quản lý thuốc PrEP; Giới thiệu Hướng dẫn cải thiện chất lượng dịch vụ điều trị PrEP và Giới thiệu chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ PrEP (PrEPQUAL) Ngoài ra, học viên còn được thảo luận thực hành và giải đáp thắc mắc theo từng nội dung của buổi tập huấn.
Hiện nay các tỉnh An Giang với chỉ tiêu là 850 khách hàng năm 2022 mới có 236 khách hàng sử dụng PrEP ít nhất 1 lần. Đối với tỉnh Đồng Tháp, chỉ tiêu năm 2022 là 800 khách hàng và mới đạt được 263 khách hàng. Với Khánh Hòa thì chỉ tiêu là 450 và đã đạt được 230 chiếm 51%.
 
PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) hằng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS đến hết tháng 4 năm 2022 Việt Nam có lũy tích hơn 44.000 khách hàng đã từng sử dụng PrEP và hiện tại có 28.8160 khách hàng đang sử dụng PrEP.  Trong đó Dự án quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS có 5869 khách hàng. Hiện PrEP đang được cung cấp tại 212 cơ sở của 29 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ nhiễm HIV trong một số nhóm nguy cơ cao có xu hướng giảm như nhóm nghiện chính ma tuý, nhóm phụ nữ mại dâm. Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm gần đây (khoảng 11% năm 2019) và cộng đồng người chuyển giới có xu hướng tăng lên, đặc biệt là tại các khu vực đô thị, các tỉnh, thành phố lớn hoặc các tỉnh du lịch.

Hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV phụ thuộc nhiều vào mức độ tuân thủ của người sử dụng. Trong các thử nghiệm lâm sàng với các nhóm đối tượng khác nhau, như nhóm người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới nữ, người âm tính với HIV của các cặp dị nhiễm, phụ nữ bán dâm, người tiêm chích ma túy đều chứng minh điều này. Nếu tuân thủ tốt, PrEP có thể dự phòng được trên 90% khả năng lây nhiễm HIV.Thời gian hiệu quả bảo vệ tối đa của PrEP khác nhau giữa PrEP uống hằng  ngày và PrEP uống theo tình huống và khác nhau với các nhóm đối tượng khách hàng. Với nhóm MSM chỉ quan hệ tình dục qua đường hậu môn, nếu họ sử dụng liều hằng ngày, mỗi ngày một viên, thì hiệu quả bảo vệ tối đa đạt được khi họ đã sử dụng liên tục 7 ngày liền; nếu ngày đầu tiên họ dùng liều 2 viên liền thì hiệu quả bảo vệ tối đa đạt được trong vòng 2 đến 24 giờ sau khi uống. Sau khi ngừng quan hệ tình dục qua đường hậu môn, MSM chỉ cần dùng thêm 2 liều PrEP trong hai ngày kế tiếp là đủ hiệu lực dự phòng. Nếu họ sử dụng PrEP theo tình huống.

Thái Bình