Dữ liệu do Mạng lưới PrEP toàn cầu tổng hợp, cho thấy việc sử dụng PrEP bằng miệng đang gia tăng trên toàn cầu và hơn 600 000 người trên 76 quốc gia đã nhận PrEP ít nhất một lần vào năm 2019 - tăng 70% so với năm 2018
Dữ liệu do Mạng lưới PrEP toàn cầu tổng hợp, cho thấy việc sử dụng PrEP bằng miệng đang gia tăng trên toàn cầu và hơn 600 000 người trên 76 quốc gia đã nhận PrEP ít nhất một lần vào năm 2019 - tăng 70% so với năm 2018
Người dùng PrEP bằng đường uống theo thời gian theo khu vực
Vào năm 2015, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị PrEP bằng đường uống cho những người có nguy cơ cao mắc HIV, việc sử dụng PrEP phần lớn chỉ giới hạn ở một số khu vực nơi dân cư có thu nhập cao, trong khi hiện nay, một số lượng lớn người sử dụng PrEP có thể được tìm thấy ở mọi khu vực trên thế giới. Sự gia tăng người dùng PrEP này đồng thời với việc áp dụng rộng rãi các khuyến nghị của WHO về PrEP trong các hướng dẫn quốc gia. Trong năm 2015, chỉ có Hoa Kỳ và Na Uy có các khuyến nghị PrEP quốc gia. Trong vòng một năm, 26 quốc gia đã áp dụng các khuyến nghị vào hướng dẫn quốc gia. Năm 2019, có 121 quốc gia áp dụng các khuyến nghị về PrEP trong hướng dẫn quốc gia - nhiều hơn 23 quốc gia so với năm 2018.
Có một cơ hội lớn để tăng thêm số lượng người sử dụng PrEP. Trong phân tích này, các quốc gia được coi là đã chấp nhận, thông qua các khuyến nghị về PrEP của WHO ngay cả khi các khuyến nghị này chưa được thực hiện. Việc công nhận các khuyến nghị về PrEP của WHO vào các hướng dẫn quốc gia là một bước quan trọng để hướng tới sự sẵn có của dịch vụ PrEP ở một quốc gia, nhưng nó không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc triển khai các dịch vụ PrEP ở tất cả các quốc gia hoặc cho tất cả các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao. Thêm vào đó, có 22 quốc gia báo cáo rằng họ có kế hoạch áp dụng các khuyến nghị của WHO về PrEP vào năm 2020 hoặc 2021. Ngay cả khi các dịch vụ PrEP đã bắt đầu được triển khai, vẫn thường có sự chuyển đổi chậm từ các dự án thí điểm sang các chương trình PrEP quy mô lớn. Việc sử dụng PrEP cũng có thể được mở rộng hơn nữa thông qua việc giới thiệu các sản phẩm PrEP mới, bao gồm cabotegravir tiêm tác dụng kéo dài và vòng đặt âm đạo dapivirine, bằng cách cung cấp cho khách hàng tiềm năng các lựa chọn khác ngoài PrEP uống hàng ngày hoặc PrEP theo tình huống.
Dữ liệu cho năm 2020 hiện đang được thu thập, xác thực và sẽ được công bố vào cuối năm nay. Những dữ liệu này sẽ cung cấp thông tin để hiểu rõ hơn về tác động của đại dịch COVID-19 đối với việc sử dụng PrEP trên toàn cầu. Mặc dù COVID-19 đã làm gián đoạn việc tiếp cận các dịch vụ PrEP tại một số khu vực, nhưng dữ liệu có sẵn cho thấy sự gia tăng rõ rệt trong việc sử dụng PrEP. Ví dụ, PEPFAR đã báo cáo hơn 300,000 trường hợp bắt đầu tham gia sử dụng PrEP mới ở các quốc gia ưu tiên của họ vào năm 2020. WHO đã tuyên bố PrEP là một dịch vụ y tế thiết yếu cần được duy trì trong COVID-19 và đề xuất điều chỉnh các chương trình để giảm thiểu gián đoạn việc tiếp cận dịch vụ PrEP. Những điều chỉnh như vậy bao gồm cung cấp PrEP kéo dài nhiều tháng, tự xét nghiệm HIV, sử dụng y tế từ xa và các hình thức cung cấp PrEP dựa vào cộng đồng khác, đã được áp dụng rộng rãi trong thời gian hạn chế di chuyển bởi COVID-19 (ví dụ ở Thái Lan và Brazil). Những điều chỉnh này có khả năng đơn giản hóa và khác biệt hóa các dịch vụ PrEP để tiếp cận nhiều người hơn có thể hưởng lợi từ PrEP trong thời điểm COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường. Dự những dữ liệu của năm 2020 sẽ được cập nhật vào nửa cuối năm 2021 (theo WHO).