CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Thứ Sáu, 03/05/2024 | 09:54:14 GMT+7

Giám sát triển khai hoạt động Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) tại bệnh viện đa khoa Long An

28/09/2020 | 468 lượt xem

Chiều ngày 24/7/2020, tại thành phố Tân An, đoàn công tác hỗ trợ kỹ thuật của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, dự án EPIC và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam làm việc hỗ trợ kỹ thuật về PrEP với bệnh viện đa khoa tỉnh Long An.

Tham dự đoàn công tác có Bs. Ramona, Cố vấn Y khoa cao cấp của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam; đại diện phòng Dự phòng, phòng điều trị và chăm sóc HIV/AIDS và dự án EPIC. Cùng tham gia đoàn giám sát hỗ trợ kỹ thuật còn có Bs. Nguyễn Ngọc Linh, Phó Giám đốc CDC, phó GĐ ban quản lý tiểu dự án EPIC Long An và các cán bộ CDC Long An. Cùng tiếp đoàn có BS Mai Văn Dũng, Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh, BS Đặng Anh Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, lãnh đạo và cán bộ các phòng ban của bệnh viện  và cán bộ chuyên trách tiếp cận của trung tâm Y tế thành phố Tân An.
 24-dk-long-an-1-.jpg
Đại diện bệnh viện báo cáo tại cuộc họp
Tại cuộc họp, Lãnh đạo bệnh viện đã báo cáo về công tác Phòng, chống HIV/AIDS và trong đó tập trung vào hoạt động Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút – PrEP. Phòng khám bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/2020. Số khách hàng luỹ tích: 48, Hiện đang điều trị PrEP: 24, Ngừng PrEP: 24 (14 ca dừng do không còn nguy cơ, 10 ca mất dấu), Số ca mới trong quý này: 16 ca mới. Nguồn khách hàng ở đây chủ yếu là Do OPC giới thiệu: 24 ca,+ Do đồng đẳng viên giới thiệu là 24 ca. Cũng tại cuộc họp, một số được bệnh viên đưa ra như : Có nguồn BN để tư vấn, xét nghiệm, Có xét nghiệm HIV tại OPC, Có nguồn tài trợ của dự án, Được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện và Đội ngũ nhân viên ổn định, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm. Ngoài một số thuận lợi, bệnh viện cũng có một số khó khăn nhất định như: Bệnh nhân sợ kỳ thị,Khó khăn trong việc hẹn gặp đối tượng (thời gian), Duy trì điều trị: tới lịch khám của KH thì thường gọi điện cho khách hàng, nhưng có nhiều trường hợp là không liên lạc được.
 
BS Nguyễn Ngọc Linh, Phó giám đốc CDC Long An phát biểu tại cuộc họp
Cũng tại buổi họp, đoàn công tác và bệnh viện đa khoa tỉnh đã thảo luận các vấn đề về tiếp cận khách hàng có nhu cầu điều trị PrEP như: Giờ của đối tượng không phù hợp với giờ cung cấp dịch vụ, khó khăn do các bạn không đến được vào giờ hành chính. Thời gian triển khai quá ngắn nên chưa thu dụng được nhiều khách hàng. Đây là cơ sở mới triển khai nên chưa có kinh nghiệm về tổ chức và tìm khách hàng có nhu cầu. Khách hàng chưa hiểu về PrEP. Vấn đề kỳ thị: Nhiều người MSM nghĩ rằng mình không có nguy cơ, hơn nữa có những bạn chỉ có QHTD 1 lần sau đó họ không làm nữa. Họ ngại đến cơ sở y tế. Họ không muốn nhiều người biết họ là LGBT.Vấn đề tiếp cận mạng xã hội: Chia sẻ nên tiếp cận KH từ nhiều nguồn: facebook (cá nhân và của cộng đồng LTBT, apps Blued..).
 
Bs. Ramona, Cố vấn cao cấp của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ tại cuộc họp
Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác và trung tâm y tế đã thống nhất một số điểm để triển khai tốt hơn công tác phòng, chống HIV/AIDS và đặc biệt là hoạt động PrEP: Rà soát lại báo cáo và nhóm đối tượng khách hàng. Hiện tại nhiều khách hàng là MSM nhưng lại báo cáo trong nhóm cặp bạn tình dị nhiễm; Phiếu sàng lọc kẹp trong bệnh án phải cần theo công văn số 133/AIDS-ĐT của Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Ghi chép bệnh án chưa đúng theo hướng dẫn (phần thông tin khám bệnh đang ghi nhầm với nhóm BN điều trị ARV) cần sửa lại theo đúng hướng dẫn. Rà soát lại việc chi trả công khám vì dự án đã hỗ trợ nên không cần thu tiền của bệnh nhân, và TTKSBT Long An cần xem xét lại quy trình hướng dẫn để các cơ sở về việc thanh toán tiền công khám của khách hàng; Tiếp tục tư vấn cho khách hàng về duy trì điều trị PrEP bao gồm PrEP tình huống.
 
Toàn cảnh cuộc họp

NG