Thu Phương
Sở Y tế Hà Nội vừa có quy định về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19. Đây là lần thứ 4 Sở ban hành hướng dẫn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115
Thu Phương
Sở Y tế Hà Nội vừa có quy định về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19. Đây là lần thứ 4 Sở ban hành hướng dẫn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115
Sở Y tế Hà Nội đã có hướng dẫn phân tầng điều trị COVID-19 cho người nhiễm HIV
Theo hướng dẫn mới này, Hà Nội phân thành 3 tầng điều trị dựa theo mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ.
Cụ thể:
Tầng 1 dành cho trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình, gồm: tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và đã tiêm đủ liều vaccine; tuổi từ 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh nền, đã tiêm đủ liều vắc xin, không có triệu chứng cần can thiệp y tế. Những trường hợp ở tầng này được điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại quận, huyện); hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao, gồm: Tuổi bằng hoặc trên 65 và đã tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vắc xin; từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; phụ nữ có thai và sinh con từ dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi. Những trường hợp này điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2.
Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, gồm: Tuổi từ trên hoặc bằng 65 và chưa tiêm đủ liều vắc xin; mắc bệnh lí nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa. Những trường hợp này được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện trung ương.
Bệnh cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với những trường hợp đặc biệt:
Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Bắc Thăng Long; ở tầng 2 và tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương. Người bệnh đang điều trị HIV, Lao, cơ sở tiếp nhận điều trị ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Phổi Hà Nội; ở tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương.
Người có bệnh lí tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội phối hợp) và bệnh viện trung ương.
Người bệnh mắc các bệnh lí chuyên khoa khác (Răng hàm mặt, mắt, tai mũi, họng…) cần can thiệp y tế, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện đa khoa tầng 2; cơ sở điều trị tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, các bệnh viện thường xuyên đánh giá diễn biến, mức độ lâm sàng, xét nghiệm của người bệnh COVID-19, chủ động chuyển người bệnh đến các cơ sở điều trị ở tầng thấp hơn tiếp tục quản lí, điều trị khi tình trạng ổn định; đồng thời ưu tiên bố trí giường bệnh tầng 2, tầng 3 để tiếp nhận người bệnh mới.
Ngoài ra Sở Y tế Hà Nội cũng Duy trì nguồn cung cấp ART ổn định cho bệnh nhân HIV nhiễm COVID-19
Thách thức lớn nhất của Việt Nam đối với các bác sĩ lâm sàng HIV và những bệnh nhân đang điều trị là làm thế nào để bảo đảm rằng những người hiện đang điều trị ARV tiếp tục có nguồn cung cấp thuốc liên tục và vẫn tuân thủ điều trị. Trong đó, mất dấu là một thách thức và sẽ còn trầm trọng hơn bởi đại dịch COVID-19 đã khiến một số bệnh nhân không đến bệnh viện để điều trị ARV.
Dịch COVID-19 đã khiến xảy ra tình trạng thiếu hụt thuốc ARV. Do đó, để tránh tình trạng hết thuốc ARV trong thời gian đại dịch COVID-19 kéo dài, dự án Chuỗi cung ứng, Đấu thầu và Quản lý cung ứng y tế toàn cầu của USAID (Dự án GHSC-PSM) hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để nhập lô thuốc ARV từ Ấn Độ. Dự án cũng phối hợp với các đối tác ở Ấn Độ để bảo đảm rằng số thuốc ARV này được xuất đi sau khi lệnh đóng cửa do COVID-19 đã hạn chế mọi hoạt động giao thông vận tải. Kết quả này nêu bật được tầm quan trọng đặc biệt của việc điều phối thuốc ARV như một hoạt động nằm trong chương trình ứng phó dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, để bảo đảm điều trị bền vững, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng đã ban hành công văn số 190/AIDS-ĐT gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố hướng dẫn khám và cấp thuốc ARV nhằm bảo đảm cho người nhiễm HIV được điều trị liên tục trong bối cảnh cơ sở điều trị hoặc người nhiễm HIV/AIDS có thể bị cách ly, trong tình hình dịch COVID-19.
Việc kê đơn thuốc dài hạn (tối đa 3 tháng) được phổ biến và đã giải quyết thời điểm đầu dịch COVID-19 tại Việt Nam đã đem lại những kết quả tích cực, vừa bảo đảm thuốc cho bệnh nhân mà vẫn bảo đảm tinh thần chống dịch, không làm gián đoạn quá trình điều trị. Tuy nhiên, từ đầu 2021, Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu thuốc điều trị HIV, một phần do sự chậm trễ liên quan đến dịch COVID trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Bệnh nhân HIV thường nhận lượng thuốc dùng cho vài tháng trong một lần cấp phát, tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt, thuốc điều trị hiện đang được chia theo định lượng và cấp phát cho bệnh nhân với số lượng ít hơn.
Để giải quyết vấn đề này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã đẩy mạnh những nỗ lực đối với việc chuyển đổi đã được lên kế hoạch từ trước sang sử dụng loại thuốc điều trị HIV mới được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, loại thuốc mới này chưa thể nhanh chóng có mặt tại Việt Nam. Do đó, tình trạng thiếu nguồn cung thuốc điều trị HIV nói chung và việc ngừng cấp phát thuốc dùng cho nhiều tháng đã làm tăng gánh nặng lên các cơ sở y tế và tăng thêm sự lo lắng của bệnh nhân, cũng như tạo ra những thách thức trong việc duy trì điều trị liên tục trong giai đoạn khó khăn này.
Nhằm hỗ trợ các phòng khám bảo đảm tất cả bệnh nhân HIV/AIDS có thể duy trì tiếp cận nguồn cung thuốc và giúp bệnh nhân cũng như các nhân viên y tế hiểu được những thay đổi này, dự án Hoàn thành mục tiêu và Duy trì kiểm soát dịch (EpiC) do USAID tài trợ đã xây dựng nội dung và phân phát tờ thông tin hướng dẫn dành cho bệnh nhân về các quy trình mới và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc HIV mới. Dự án cũng hỗ trợ nhân viên các phòng khám thực hiện chỉ thị cấp phát thuốc HIV mới.
Những tác động ảnh hưởng đến những người nhiễm HIV
Những người nguy cư cao nhiễm HIV, bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ chuyển giới, phụ nữ hành nghề mại dâm, người tiêm chích ma túy, bạn tình của người nhiễm HIV có thể bị ảnh hưởng do giãn cách/cách ly. Chẳng hạn như những người hành nghề mại dâm, có khả năng di chuyển cao, tiếp xúc gần gũi với những người nguy cơ cao nhiễm COVID-19, đáng nói là có nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm virus HIV nhưng không biết tình trạng bệnh của mình.
Đồng thời, mức độ bạo lực trên cơ sở giới tăng lên trong quá trình giãn cách xã hội có thể ảnh hưởng đến những người nhiễm HIV trong các hộ gia đình dễ bị tổn thương. Theo nhận định của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, những áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống do ảnh hưởng của COVID-19 đã khiến các vụ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng. Thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng cho thấy, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19, số lượng cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường dây nóng của Hội đã tăng 50%.
Cơ hội phát sinh từ đại dịch COVID-19
Bên cạnh những thách thức, đại dịch COVID-19 có thể giúp tìm ra các giải pháp sáng tạo liên quan đến xét nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm soát HIV, điều quan trọng là những bài học rút ra từ phản ứng với HIV và áp dụng chúng vào đại dịch hiện nay. Một là nhân viên y tế cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức dựa vào cộng đồng để bảo đảm các giải pháp được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của những người bị ảnh hưởng bởi HIV và COVID-19.
Đại dịch cũng đã mở ra những con đường mới để chăm sóc những người đã điều trị ổn định và cần ít tương tác lâm sàng hơn, giúp các bác sĩ lâm sàng dành nhiều thời gian hơn cho những người có nhu cầu lớn hơn, những bệnh nhân mới điều trị. Bên cạnh đó, các sáng kiến ứng phó với COVID-19 cũng có thể được ứng dụng để trợ giúp kiểm soát tình hình dịch HIV, nhất là sự gia tăng mạnh mẽ các ca nhiễm HIV mới trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.