CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Chủ Nhật, 24/11/2024 | 09:06:21 GMT+7

Nhiều cách làm mới trong Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) tại Phòng khám tư nhân Hùng Vương

28/09/2020 | 869 lượt xem

Sáng ngày 24/7/2020, tại thành phố Tân An, đoàn công tác hỗ trợ kỹ thuật của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, dự án EPIC và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam làm việc hỗ trợ kỹ thuật về PrEP với phòng khám tư nhân Hùng Vương

Tham dự đoàn công tác có Bs. Ramona, Cố vấn Y khoa cao cấp của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam; đại diện phòng Dự phòng, phòng điều trị và chăm sóc HIV/AIDS và dự án EPIC. Cùng tham gia đoàn giám sát hỗ trợ kỹ thuật còn có Bs. Nguyễn Ngọc Linh, Phó Giám đốc CDC, phó GĐ ban quản lý tiểu dự án EPIC Long An và các cán bộ CDC Long An. Cùng tiếp đoàn có BS Bùi Thanh Bình, trưởng phòng khám Hùng Vương, cán bộ các phòng khám và các cộng tác viên tiếp cận cộng đồng của phòng khám.


24-7-pk-hung-vuong-1-.jpg 
Đại diện phòng khám báo cáo tại cuộc họp


Tại cuộc họp, Trưởng phòng khám đã báo cáo về công tác Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút – PrEP. Phòng khám bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/2020. Phòng khám bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 5/2020, Số khách hàng đăng ký là 49 ca, Số khách hàng đủ tiêu chuẩn: 49 ca (chỉ tiêu 25) đạt 196%.  Số khách hàng MSM: 49 ca. Nguồn khách hàng của phòng khám chủ yếu từ  Mạng xã hội: 20 ca, CBYT: 2 ca, cộng tác viên CBOs: 27 ca. Tổng số khách hàng đến tư vấn xét nghiệm HIV: 67 ca, Số ca HIV dương tính: 16/67 (cả 16 ca (+) là MSM). Chuyển gửi thành công vào OPC là 14/16 ca. Cũng tại cuộc họp một số thuận lợi và khó khăn của phòng khám được chia sẻ như sự Nhiệt tình của cộng tác viên trong tiếp cận và đưa khách hàng tới; Phòng khám cung cấp dịch vụ ngoài giờ để thuận tiện cho khách hàng vì đa số khách hàng là công nhân và nhân viên văn phòng. Địa điểm của phòng khám nằm gần khu công nghiệp, nhà trọ nên lượng khách hàng đông, đến phòng khám tiện lợi và kín đáo. Được sự đôn đốc và hỗ trợ thường xuyên và nhiệt tình của CDC tỉnh và CDC Hoa Kỳ và dự án EPIC. Đồng thời cũng có một số Bài học kinh nghiệm thành công trong thu dung KH nhanh, Dịch vụ thân thiện, kín đáo, địa điểm và Cung cấp dịch vụ ngoài giờ hành chính, sự Kết nối chặt chẽ với các nhóm cộng đồng CBOs.
  
BS Nguyễn Ngọc Linh, Phó giám đốc CDC Long An phát biểu tại cuộc họp
Cũng tại buổi họp, đoàn công tác đánh giá cao việc triển khai của phòng khám Hùng Vương trong triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm. Kết quả điều trị trong vòng 2 tháng đã vượt gần 2 lần so với chỉ tiêu được giao trong năm 2020. Đoàn công tác tiếp tục đề nghị phòng khám duy trì hoạt động và mở rộng tiếp cận dịch vụ, cũng như sẽ tạo mọi điều kiện để phòng khám tiếp tục triển khai dịch vụ. Đồng thời Đoàn công tác cũng thảo luận với phòng khám một số điểm và sẽ cố gắng giải quyết một số khó khăn như: Phải tiếp cận nhiều lần khách hàng mới đồng ý đến dịch vụ nên tốn kém kinh phí đi lại, xăng dầu nên cần hỗ trợ thêm kinh phí. Nhiều khách hàng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs): lậu, sùi mào gà, giang mai… nên đề xuất có dịch vụ này ở địa phương. Số khách hàng MSM bị giang mai chiếm hơn 50%, sùi mào gà gặp thường xuyên nhưng tại địa bàn tỉnh không có dịch vụ điều trị STIs nên gặp khó khăn. Nhiều khách hàng MSM mong muốn có một nơi cố định dành riêng cho MSM để có thể thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống các bệnh lây truyền quan đường tình dục. Nhiều khách hàng đến muộn từ 20-22h nên phòng khám cần phải làm việc ban đêm hoặc thứ bảy, chủ nhật nên đề xuất dự án có phương án hỗ trợ cung cấp dịch vụ ngoài giờ để tạo động lực cho cán bộ phòng khám. Các thành viên cộng tác viên chưa được tập huấn về PrEP.
 
Cũng tại cuộc họp, đại diện các tiếp cận viên, cộng tác viên với phòng khám cũng chia sẻ thông tin về hoạt động tiếp cận như: Nhóm cộng đồng tiếp cận qua mạng xã hội như Blued, facebook, zalo…. Tiếp cận khoảng 10 ca mới có 1 ca đồng ý vào điều trị PrEP. Mỗi lần tiếp cận 1 ca dành rất nhiều thời gian. Nguồn khách hàng: Khu công nghiệp, nhà trọ nhiều và trường học. 1 khu công nghiệp có hơn 2000 công nhân thì nhóm CBOs ước tính có khoảng 4% (trong tổng số nam) của khu là có nguy cơ cao. Thông tin về MSM trong nhóm học sinh phổ thông: MSM là học sinh có xu hướng là yêu nhiều hơn nhưng QHTD thường là không dùng bao cao su, không bảo vệ nên có nguy cơ cao nhiễm…


 
Bs. Ramona, Cố vấn cao cấp của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ tại cuộc họp


Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác và trung tâm y tế đã thống nhất một số điểm để triển khai tốt hoạt động PrEP: Tổ chức sinh hoạt nhóm MSM tại phòng khám; Đoàn công tác ghi nhận đề xuất của phòng khám về việc hỗ trợ trang thiết bị, chi phí sinh hoạt nhóm MSM tại phòng khám sau khi thảo luận với CDC và các quy định tài trợ; Xem xét hỗ trợ xét nghiệm sàng lọc giang mai tại phòng khám; Lưu ý tư vấn khách hàng về ED-PrEP và duy trì điều trị PrEP tại phòng khám; TTKSBT tỉnh Long An cần xem lại việc phân phối sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV Alere Combo cho các phòng khám. Đoàn công tác ghi nhận thông tin về điều trị STIs cho nhóm MSM và sẽ báo cáo Cục PC HIV/AIDS và CDC để thảo luận và tìm hướng giải quyết (chuyển gửi, giới thiệu và kết nối điều trị STIs). Xem xét chi phí hỗ trợ tìm ca, chuyển gửi khách hàng và hỗ trợ khách hàng duy trì điều trị PrEP. Xem xét hỗ trợ cán bộ phòng khám làm việc ngoài giờ để tại phòng khám. Nâng cao năng lực cho cán bộ phòng khám và CBOs về PrEP: TTKSBT tỉnh sẽ tổ chức 1 buổi cung cấp thông tin về PrEP cho các cộng tác viên qua trực tuyến.


 
Toàn cảnh cuộc họp
    
Đoàn công tác chup ảnh lưu niệm tại phòng khám.

NG