Trên thế giới, các bằng chứng khoa học đã chứng minh hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP).
Trên thế giới, các bằng chứng khoa học đã chứng minh hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP).
PrEP là một chiến lược dự phòng HIV trong đó người chưa nhiễm HIV dùng thuốc kháng vi rút tenofovir/emtricitabine (TDF/FTC) để phòng lây nhiễm HIV. Có hai cách sử dụng PrEP là: PrEP dùng hàng ngày và PrEP tình huống (ED-PrEP)
Vậy, ai là người cần dùng PrEP?
Người có bạn tình là người có HIV (đặc biệt là người chưa đạt ức chế virus, > 200 bản sao/ml); người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn/âm đạo không dùng bao cao su với nhiều bạn tình; người mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) (tự báo cáo, từng điều trị triệu chứng, hoặc xét nghiệm); người sử dụng dự phòng sau phơi nhiễm không liên quan đến nghề nghiệp (nPEP); người yêu cầu được sử dụng PrEP; người dùng chung dụng cụ tiêm chích hoặc có bạn chích nhiễm HIV.
PrEP có an toàn không?
Có! PrEP rất an toàn. Chỉ khoảng 10% số bệnh nhân có thể có "hội chứng bắt đầu dùng thuốc” (ví dụ: đau dạ dày hoặc đau đầu nhẹ). Thường nhẹ, tự hết sau1-2 tuần, và không dẫn đến việc ngưng thuốc; Có thể có sự giảm nhẹ, đảo ngược về mật độ chất khoáng ở xương và chức năng thận với tỷ lệ <1%; Chức năng thận được theo dõi chặt chẽ.
Những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tuân thủ uống thuốc ARV hằng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm trên 90%. Vì vậy, năm 2015, Tổ chức Y tế đã khuyến cáo các quốc gia cần triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP cho nhóm quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới (TW), người tiêm chích ma tuý (TCMT), bạn tình âm tính của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc người nhiễm HIV đã điều trị ARV có tải lượng HIV từ 200 bản sao/ml máu trở lên.
PrEP là gì?
PrEP viết tắt từ tiếng Anh (Pre-exposure prophylaxis ), có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nó có nghĩa là một người có hành vi nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm HIV nhưng chưa bị nhiễm HIV sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) mỗi ngày để dự phòng không bị nhiễm HIV.
Thuốc PrEP hiện đang sử dụng ở Việt Nam có tên là Truvada. Nó kết hợp 2 loại thuốc ARV là Tenofovir và Emtricitabine. Khi dùng Truvada hàng ngày, nồng độ thuốc ARV trong máu có thể ngăn chặn không cho virút HIV xâm nhập và nhân lên trong cơ thể.
Ai có thể dùng được PrEP?
Tất cả những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao và chưa nhiễm HIV, cụ thể là:
Người nam có quan hệ tình dục đồng giới;
Người chuyển giới nữ;
Người bán dâm;
Người tiêm chích ma túy;
Bạn tình của người nhiễm HIV và người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt ức chế vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu);
Những người đã điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) nhưng tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV cũng nên dùng PrEP.
PrEP dùng như thế nào?
Thuốc PrEP uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn.
Nếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên không được uống quá 2 liều trong một ngày (trong 24 giờ).
PrEP không tương tác với đa số các thuốc khác nên an toàn khi uống cùng với nhau.
Có thể nhận thuốc PrEP ở đâu?
PrEP được cấp ở đâu?
Hiện tại thuốc PrEP đang được cung cấp tại các cơ sở điều trị PrEP của 27 tỉnh, thành phố.
Trong thời gian tới, thuốc PrEP sẽ được cung cấp rộng rãi tại các tỉnh thành phố khác trong cả nước. Bạn quan tâm có thể truy cập đường link trên để tìm các điểm cấp thuốc gần nhất nhé. http://vaac.gov.vn/dich-vu