CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Chủ Nhật, 15/09/2024 | 04:45:17 GMT+7

Quan hệ tình dục ít dần trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có thể đã dẫn đến sự chuyển đổi sang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) theo phương thức 2-1-1.

12/11/2021 | 2009 lượt xem

Sử dụng PrEP trước và sau quan hệ tình dục thay vì dùng hàng ngày được chứng minh là đem lại hiệu quả cao hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên PLOS ONE cho thấy lệnh phong toả do đại dịch, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn cung và tiến hành xét nghiệm máu có lẽ là nguyên nhân khiến nhiều người chuyển sang sử dụng PrEP tình huống, hay còn gọi là liều 2-1-1 để ngăn ngừa HIV.

Không giống như thuốc uống hàng ngày, liều PrEP 2-1-1 bao gồm hai viên tenofovir disoproxil fumarate/ emtricitabine (Truvada hoặc các loại thuốc chứa hoạt chất tương tự) trong thời gian từ 2 đến 24 giờ trước khi quan hệ tình dục, một viên vào 24 giờ sau khi quan hệ và viên cuối cùng 24 giờ sau đó. Các nghiên cứu ở nước ngoài và ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng PrEP 2-1-1 mang lại khả năng bảo vệ tương đương khi được sử dụng theo khuyến nghị.

140 người trên khắp nước Mỹ đã hoàn thành một cuộc khảo sát dưới dạng văn bản, hoặc thông qua điện thoại và email về việc sử dụng PrEP tình huống. Các nhà nghiên cứu đã xác thực những khai báo sử dụng PrEP bằng cách yêu cầu người tham gia gửi hình ảnh lọ thuốc PrEP hoặc đơn thuốc trong hồ sơ y tế của họ. Để minh chứng rõ hơn, họ cũng được yêu cầu mô tả cách thức hoạt động của loại thuốc này. Những người tham gia đều cho biết đã sử dụng PrEP tình huống ít nhất một lần.

Độ tuổi trung bình của nhóm được phỏng vấn là 38, và phần lớn họ đại diện cho nhân khẩu học của San Francisco, nơi diễn ra một vài cuộc tìm kiếm người tham gia khảo sát cho nghiên cứu: 54% là người da trắng; 95% là nam giới; 86% xác định là đồng tính, song tính hoặc đồng tính; 72% cho biết có “đủ tiền để sống thoải mái”; và 90% có ít nhất một bằng đại học. Tuy nhiên, 40% người tham gia đến từ các nơi khác ngoại trừ khu vực phía Tây và Đông Bắc. Hai phần ba số người tham gia (67%) đóng vai trò là bên thâm nhập khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, và số người cho biết họ là bên được thâm nhập chiếm lượng ít hơn một chút (64%). Đại đa số những người tham gia, 76%, đã hoàn thành cuộc khảo sát tại chỗ trong thời điểm đóng cửa vì dịch COVID-19.

Hơn 90% người tham gia cho biết họ đã bắt đầu sử dụng PrEP như một thói quen hàng ngày và 13% trong số đó cho biết họ tuân thủ việc uống thuốc mỗi ngày một viên ở mức từ “khá” đến “rất kém”. Gần hai phần ba (64%) đã chuyển sang PrEP tình huống vì họ quan hệ tình dục ít thường xuyên hơn, nhưng có một số lý do khác cũng được viện dẫn, như lo lắng về chi phí (22%), tác dụng phụ (19%) hoặc chỉ đơn giản là muốn uống ít thuốc hơn (46%).

Hầu hết những người tham gia khảo sát đều đã và đang sử dụng PrEP tình huống, với 88% đã sử dụng biện pháp này trong 3 tháng trở lại đây. Phần lớn, cụ thể là 84% người dùng dự phòng trước phơi nhiễm 2-1-1 báo cáo rằng họ luôn hoặc thường nhớ uống gấp đôi liều thuốc dự phòng trước phơi nhiễm trong lần đầu, với lần lượt 92% và 90% trong đó luôn nhớ uống liều thứ nhất và thứ hai sau khi quan hệ tình dục

Vậy điều gì giúp họ cảnh giác? Kết quả là, không có giải pháp “chung” nào cả:
•    38% sử dụng báo thức trên điện thoại hoặc đồng hồ
•    29% uống thuốc ngay sau mọi lần thực hiện cùng hoạt động cụ thể đó
•    20% để thuốc trong hộp đựng thuốc viên
•    12% dùng các ứng dụng di động
 
Nhìn chung, 73% người thực hiện tin rằng biện pháp PrEP tình huống đạt hiệu quả tương tự như sử dụng PrEP hàng ngày. Thế nhưng cũng tồn tại không ít vấn đề, mà nổi cộm nhất là những lần quan hệ không chuẩn bị trước, một vấn đề mà 44% cho là rào cản chính trong biện pháp sử dụng liều 2-1-1. 29% lại không nhớ dùng thuốc sau khi quan hệ. Và một lượng nhỏ người tham gia khảo sát, khoảng 24%, báo cáo rằng vấn đề chính nằm ở việc nhà cung cấp dịch vụ y tế của họ không có đủ hiểu biết về liều 2-1-1.
 
Và rồi đến đại dịch COVID-19. Trong giai đoạn phong tỏa và giãn cách, 38% người phản hồi đã ngừng hoàn toàn việc quan hệ tình dục, và 22% “quay lại” quan hệ với những người tình trước của họ. Cùng với 25% khó khăn trong việc tiếp cận các cơ sở xét nghiệm do dịch bệnh và 19% gặp rắc rối khi mua lại những liều dự phòng trước phơi nhiễm HIV đã được kê đơn trước đó, tất cả đã khiến Christina Camp, RN - điều phối viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phòng ngừa AIDS tại Đại học California ở San Francisco và những đồng nghiệp tác giả nghiên cứu khác phải đi đến kết luận rằng dịch bệnh đã điều chỉnh việc tiếp nhận và sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ hàng ngày sang tình huống.
 
“Những người tham gia nhận thấy có sự sụt giảm trong việc quan hệ, điều này có thể giải thích cho sự chuyển đổi sử dụng dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ hàng ngày sang liều 2-1-1 và sự hao hụt trong việc kiểm soát điều này khi dịch bệnh SARS-CoV-2 xảy ra”, họ viết. “Vì vậy, việc những nhà cung cấp thuốc PrEP này hoặc nhân viên phòng khám tư vấn truyền thông (những nam giới có quan hệ tình dục đồng giới) về liều 2-1-1 là rất quan trọng”.

Trần Thu Thủy