CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Thứ Sáu, 29/03/2024 | 21:12:58 GMT+7

Sử dụng thuốc PrEP dạng tiêm

23/08/2021 | 9945 lượt xem

Cabotegravir là loại thuốc tiêm đang được giới y khoa kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn so với thuốc dạng viên PrEP khi giúp giảm tới 99% nguy cơ nhiễm HIV.

Theo Viện Sức khỏe Mỹ, tiêm cabotegravir cứ 8 tuần/lần có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và thậm chí còn hiệu quả hơn so với viên uống hàng ngày PrEP đã được phát triển trước đó.

Đây là kết quả sơ bộ cuộc thử nghiệm lâm sàn

Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) dạng uống hàng ngày hiện đang là can thiệp có hiệu quả cao trong giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo từ năm 2015. WHO cũng đã xây dựng PrEP theo sự kiện cho nhóm đồng tính nam, thường được gọi là lựa chọn 2+1+1.


Kết quả ban đầu của nghiên cứu HPTN 084 cho thấy thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV dạng tiêm tác dụng kéo dài Cabotegravir (CAB LA) là một can thiệp hiệu quả. CAB LA cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng, đặc biệt đối tượng gặp khó khăn trong việc tuân thủ sử dụng các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV khác. Thuốc được sử dụng qua đường tiêm bắp tay, nhắc lại mỗi 8 tuần.
Thêm vào đó, theo kết quả nghiên cứu trên, nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ sử dụng CAB LA thấp hơn 89% so với nhóm phụ nữ sử dụng PrEP đường uống hàng ngày. Đây là mức độ hiệu quả cao nhất trong các biện pháp PrEP được thử nghiệm trên nhóm đối tượng là phụ nữ. Kết quả nghiên cứu HPTN 083 trước đó cung cho thấy CAB LA hiệu quả hơn 66% so với thuốc PrEP uống hàng ngày trong nhóm MSM và phụ nữ chuyển giới.
Kết quả nghiên cứu mở ra triển vọng về một lựa chọn can thiệp PrEP hiệu quả, phù hợp với những đối tượng gặp khó khăn trong tuân thủ điều trị PrEP hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn những lưu ý về mức độ hiệu quả và các vấn đề trong triển khai thực tế cần được đánh giá kỹ hơn trước khi được triển khai trên diện rộng.

Ngày hôm nay các nhà nghiên cứu từ Mạng lưới thử nghiệm dự phòng HIV (HPTN) công bố  rằng nghiên cứu lâm sàng HPTN 083 cho thấy dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) sử dụng thuốc tiêm cabotegravir tác dụng kéo dài (CAB LA) tiêm một lần mỗi 8 tuần có tác dụng vượt trội so với viên uống hàng ngày tenofovir/emtricitabine (TDF/FTC) trong dự phòng HIV ở nam và nữ chuyển giới có quan hệ tình dục với nam giới. Các kết quả đã được báo cáo tại hội nghị quốc tế AIDS 23 (AIDS 2020:   Trực tuyến). HPTN 083 là nghiên cứu mù đôi, đối chứng, ngẫu nhiêu  so sánh sự an toàn và hiệu quả của thuốc dạng tiêm tác dụng kéo dài CAB LA so với thuốc uống hàng ngày TDF/FTC tại 43 cơ sở nghiên cứu trên toàn thế giới.

Nghiên cứu này đã tuyển chọn 4.570 người đàn ông và phụ nữ chuyển giới có quan hệ tình dục với nam giới tại các cơ sở nghiên cứu ở Argentina, Brazil, Peru, Nam Phi, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai phần ba người tham gia nghiên cứu có độ tuổi dưới 30 tuổi, và 12% là phụ nữ chuyển giới. Một nửa số người tham gia tại Hoa Kỳ là người da đen hay Mỹ gốc Phi.

Cabotegravir là loại thuốc tiêm đang được giới y khoa kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn so với thuốc dạng viên PrEP khi giúp giảm tới 99% nguy cơ nhiễm HIV.

Theo Viện Sức khỏe Mỹ, tiêm cabotegravir cứ 8 tuần/lần có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và thậm chí còn hiệu quả hơn so với viên uống hàng ngày PrEP đã được phát triển trước đó.

Đây là kết quả sơ bộ cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô  lớn được tiến hành trong suốt hơn 3 năm qua tại 7 quốc gia, trong đó có Mỹ, Brazil, Thái Lan và Nam Phi đối với những nam giới ở độ tuổi dưới 30 từng quan hệ tình dục với người đồng giới hoặc phục nữ chuyển giới. Đây là nhóm người có nguy cơ cao nhất bị phơi nhiễm HIV/AIDS. Một thử nghiệm khác cũng đang được tiến hành đối với phụ nữ.

 
 

Không gây bất tiện với liều 2 tháng/lần

Hiện nay, loại thuốc phòng ngừa duy nhất được cấp phép hiện nay là thuốc dạng viên nén PrEP, viết tắt của từ tiếng Anh Pre-Exposure Prophylaxis, có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nếu sử dụng PrEP hàng ngày, nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không được bảo vệ có thể giảm tới 99%. Tuy nhiên, việc làm sao để người bệnh tuân thủ đúng liệu trình. Uống thuốc hàng ngày suốt đời không phải là điều dễ dàng. Người bệnh có thể quên uống thuốc, hoặc quên thuốc khi đi du lịch. Họ cũng có thể bị hết thuốc hoặc không có đủ tiền mua thuốc. Vì thế các nhà nghiên cứu đã hướng tới một phương pháp điều trị vừa hiệu quả, lại vừa thuận tiện hơn cho người sử dụng.

Hiệu quả lên tới 100%

Kết quả: 50 người tham gia nhiễm HIV trong giai đoạn thử nghiệm, song lại có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm: 12 người tại nhóm sử dụng thuốc tiêm cabotegravir và 38 trong nhóm sử dụng thuốc uống PrEP. Điều này có nghĩa là việc sử dụng thuốc tiêm cabotegravir mang lại hiệu quả cao hơn 69% so với PrEP, vốn lâu nay vẫn được xem là một cột trụ trong chính sách phòng ngừa, đặc biệt là tại Mỹ nơi có ít nhất 200.000 người có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS.

Trước những kết quả tích cực này, các nhà nghiên cứu đã quyết định kết thúc sớm thử nghiệm chia nhóm để tất cả những người tham gia đều có thể sử dụng phương pháp tiêm cabotegravir hiệu quả hơn. Theo Giám đốc nghiên cứu và phát triển của ViiV Healthcare (tập đoàn GSK), kết quả rất đáng khích lệ, không chỉ bởi hiệu quả mạnh mẽ của cabotegravir mà còn bởi hiệu quả của một nghiên cứu đại diện đầy đủ cho nhóm người có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS cao nhất./.

Nguyễn Thu Phương