CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Thứ Sáu, 26/04/2024 | 19:16:44 GMT+7

Thông tin dành cho cộng đồng MSM: Bệnh Giang mai và nguy cơ lây nhiễm HIV

11/08/2022 | 1669 lượt xem

Bệnh giang mai là gì? Dùng Bao Cao Su có ngừa được Giang Mai?
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được chữa trị. Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn (giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát, giai đoạn âm ỉ và giai đoạn tam phát) với các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn.
Bệnh giang mai lây lan như thế nào?
Bạn có thể bị bệnh giang mai khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai trong lúc quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hay miệng. Vết loét có thể xuất hiện quanh dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc trực tràng, môi hoặc miệng. Người mẹ bị giang mai cũng có thể lây truyền bệnh sang thai nhi.
Bệnh giang mai trông như thế nào?
Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn (giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát, giai đoạn âm ỉ và giai đoạn tam phát) với các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn. Người bị giang mai nguyên phát thường xuất hiện các vết loét tại vị trí lây nhiễm ban đầu. Các vết loét này thường xuất hiện quanh dương vật, hậu môn hoặc trong trực tràng, trong hoặc xung quanh miệng. Chúng thường (nhưng không phải mọi trường hợp đều như thế) cứng, tròn và không đau. Các triệu chứng của bệnh giang mai thứ phát gồm có phát ban da, sưng hạch bạch huyết và sốt. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai nguyên phát và thứ phát có thể nhẹ và thậm chí là không gây chú ý. Ở giai đoạn âm ỉ, bạn không thấy có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Bệnh giang mai giai đoạn âm ỉ thường có các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và thường được chẩn đoán bởi bác sỹ khi làm đa xét nghiệm. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Tôi có nguy cơ mắc bệnh giang mai không?
Bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị mắc bệnh giang mai khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn, âm đạo hoặc bằng miệng. Hãy nói chuyện cởi mở và trung thực với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn và hỏi xem bạn có nên đi xét nghiệm bệnh giang mai hoặc các STD khác không. Nữ giới khi mang thai nên làm xét nghiệm bệnh giang mai ngay từ đợt thăm khám tiền sinh đầu tiên. Ngoài ra, bạn nên xét nghiệm bệnh giang mai thường xuyên nếu hay quan hệ tình dục, là nam giới quan hệ đồng tính, bị nhiễm HIV, hoặc có (những) bạn tình đã có kết quả xét nghiệm giang mai dương tính.

Làm thế nào tôi hoặc bác sĩ của tôi biết được tôi có bị giang mai hay không?
Trong đa số trường hợp, có thể thử máu để tìm bệnh giang mai. Một số nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ chẩn đoán bệnh giang mai bằng cách xét nghiệm dịch từ vết loét giang mai.
Có thể trị dứt bệnh giang mai không?
 Có, có thể trị dứt bệnh giang mai bằng kháng sinh phù hợp từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể sẽ không phục hồi được bất cứ thương tổn nào do bệnh gây ra. Tôi đã được chữa trị.
Tôi có thể bị bệnh giang mai nữa không?
Bị bệnh giang mai một lần sẽ không bảo vệ bạn khỏi bị lần nữa. Ngay cả sau khi đã chữa trị dứt điểm thì bạn vẫn có thể bị tái phát. Chỉ có xét nghiệm phòng lab mới xác nhận được bạn có bị giang mai hay không.
Điều trị bệnh giang mai có cần kiêng quan hệ tình dục hay không?
Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên xét nghiệm theo dõi để chắc chắn rằng bạn đã được chữa trị thành công. Do vết loét giang mai có thể ẩn trong âm đạo, hậu môn, và dưới bao quy đầu dương vật, hay trong miệng, nên bạn có thể không biết bạn tình bị giang mai. Nếu không biết rõ (các) bạn tình của mình đã xét nghiệm và được chữa trị, bạn có thể có nguy cơ bị giang mai lại từ bạn tình không được chữa trị.
 
Thông tin hỗ trợ dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS:
https://www.facebook.com/phongchongAIDSVN

 

Tuấn Linh Blued